Nếu thấy con có 4 hành vi dưới đây, bố mẹ đừng chủ quan nghĩ rằng nó bình thường bởi đó có thể những dấu hiệu, những cảnh báo về vấn đề tâm lý rất nghiêm trọng.
1. Trẻ rất kén ăn
Kén ăn vốn là căn bệnh chung của tất cả trẻ em. Song, một nghiên cứu của tiến sĩ Nancy Zucker – công tác tại khoa Tâm lý học Lâm sàng thuộc trường Đại học Duke (Mỹ), lại cho thấy những đứa trẻ quá kén ăn thường được chẩn đoán dễ mắc bệnh trầm cảm gấp 2 lần so với những đứa trẻ ăn được hầu hết mọi thứ.
Những đứa trẻ kén ăn vừa phải hoặc nghiêm trọng có nguy cơ mắc chứng lo âu gần gấp 2 lần so những đứa trẻ không kén ăn. Ngoài ra, những đứa trẻ này cũng dễ bị mắc phải chứng trầm cảm.
2. Trẻ nhạy cảm với quần áo
Có những đứa trẻ cực kỳ nhạy cảm với những âm thanh phát ra từ va chạm do sợi chỉ thừa, nhãn mác hay những đường may của quần áo gây ra. Một số trẻ thì lại luôn chọn dép xỏ ngón để đi dù đang leo núi cùng gia đình, hay luôn cởi và mặc quần áo theo một trình tự nhất định.
Rất nhiều cha mẹ cho rằng những hành động này là bình thường. Nhưng các nhà tâm lý lại cảnh báo đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang lo lắng quá mức. Do đó, bạn nên đưa con đến gặp các nhà trị liệu để được can thiệp kịp thời.
3. Trẻ quá nghiện điện thoại, đồ công nghệ
Trẻ em bây giờ rất thích sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng. Một dấu hiệu cho thấy rằng việc con nghiện các thiết bị công nghệ thông minh là một dấu hiệu cho thấy sự lo lắng và căng thẳng.
Bởi trẻ sợ rằng nếu mình rời khỏi điện thoại, ipad là sẽ bỏ lỡ một tin tức hay sự kiện gì đó quan trọng.
4. Trẻ xin mua đồ chơi mới liên tục
Người lớn luôn nghĩ rằng đòi mua đồ chơi là đặc tính chung của mọi đứa trẻ, và nó sẽ chấm dứt khi trẻ lớn lên. Nhưng xét dưới góc độ tâm lý, trẻ sẽ không đòi mua đồ chơi nếu con không cảm thấy lo lắng.
Khi phải chứng kiến cảnh bố mẹ tranh cãi nhau vì tiền, vì những khoản thu chi, trong tâm tưởng của trẻ sẽ hình thành và phát triển mô hình sự thiếu hụt về thế giới. Nói cách khác, trẻ nghĩ rằng thế giới thực là một nơi luôn thiếu thứ gì đó. Vì thế, con mới yêu cầu cha mẹ mua nhiều đồ chơi cho mình như một sự bù đắp, dù chưa chắc con đã đụng đến món đồ chơi đó.