4 đặc điểm tính cách tưởng tốt nhưng có thể khiến người khác khó chịu

Dưới đây là những đặc điểm tính cách bạn có thể cho là tích cực nhưng lại khiến người khác khó chịu với bạn mà bạn nên thay đổi.

4 đặc điểm tính cách tưởng tốt nhưng có thể khiến người khác khó chịu
Xem thêm

1. Bạn thẳng thắn đến mức phũ phàng

Thật thà là một đức tính tốt. Bạn thích thẳng thật với mọi người, dù đôi khi sự thật có thể làm mất lòng người khác. Bạn thấy nói ra suy nghĩ thật của mình còn hơn là nói dối, tuy nhiên điều này lại khiến người khác bị tổn thương.

Bạn nên làm gì?

Hãy cân nhắc người khác sẽ cảm thấy thế nào khi bạn nói quá thẳng thắn. Nếu họ có thể chấp nhận sự thật thì bạn có thể nói thẳng. Nhưng nếu họ sẽ bị tổn thương và tình bạn của cả hai có thể bị tổn hại thì hãy tìm cách truyền tải suy nghĩ của bạn một cách trung thực nhưng khéo léo, không tổn hại tự trọng của người nghe.

Ví dụ, khi muốn báo một tin xấu, bạn có thể nói thẳng, nhưng hãy cho thấy sự động viên. Hoặc muốn chỉ trích ai đó, hãy chỉ trích hành động của họ thay vì bản thân họ. Hãy cho họ lời khuyên để có thể tiến bộ.

2. Bạn không thích mất thời gian tám chuyện vặt

Bạn không thích nói chuyện phiếm về thời tiết, về cuối tuần vừa qua, hay những chủ đề mà người ta thường mang ra để nói chuyện một cách lịch sự.

Những cuộc trò chuyện vặt vãnh đối với bạn thật vô nghĩa, bạn thích nói thẳng vào chính sự hơn. Do đó bạn trong mắt người khác có vẻ lạnh lùng, không thân thiện.

Bạn nên làm gì?

Mọi người thường thích nói chuyện phiếm để làm quen, rút ngắn khoảng cách với nhau, nên bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn thật sự không thích thì hãy cố gắng nói chuyện ngắn gọn, tuy nhiên vẫn cần có những cuộc trò chuyện thân thiện để làm quen và việc trao đổi sau đó sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

3. Bạn khó chịu với người phiến diện, bảo thủ

Bạn không phải kiểu người bảo thủ, bạn thích mở mang và học hỏi điều mới, nhưng không phải ai cũng làm được như vậy.

Do đó khi chứng kiến những người vội vã kết luận một cách phiến diện về những việc họ không hiểu biết, bạn sẽ thấy khó chịu. Do đó bạn có thể nổi khùng với họ.

Bạn nên làm gì?

Khi quan điểm của bạn và người khác không giống nhau, đừng mất bình tĩnh hay xúc phạm họ. Hãy tưởng tượng nếu bạn là họ thì bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nghe những lời đó. Do đó hãy tranh luận một cách tích cực, mang tính xây dựng với người có quan điểm khác bạn.

4. Bạn ghét những người hay phàn nàn

Bạn không phải người hay phàn nàn nên cũng ghét những người hay phàn nàn. Bạn muốn mọi người cùng cố gắng giải quyết vấn đề thay vì phí thời gian than vãn, tội nghiệp bản thân.

Phải làm việc với những người hay than vãn khiến bạn thấy phí thời gian, nên bạn có thể sẽ góp ý thẳng với họ. Nhưng người ta sẽ nghĩ bạn là người vô tâm, không biết thông cảm với những khó khăn của người khác.

Bạn nên làm gì?

Bạn cần nhớ rằng đôi khi mọi người cần giải tỏa cảm xúc, dù điều đó có vẻ yếu đuối, chẳng hạn như than vãn hay tội nghiệp bản thân.

Thay vì chỉ trích họ, hãy động viên và giúp đỡ họ vực dậy sau những khó khăn. Họ sẽ trân trọng sự cổ vũ của bạn và bạn cũng có thêm một người bạn thay vì một kẻ thù.

(Theo Bright Side)

Video: Hầu hết người học giỏi đều đi làm thuê cho người học dốt, tại sao?

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan