Một trong những lời khuyên đầu tiên mà bệnh nhân tiểu đường thường nhận được là giảm cân. Chỉ số BMI khỏe mạnh và cân nặng hợp lý có thể giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường thường khó giảm cân hơn vì những lý do sau đây.
Một bữa ăn giàu carbohydrate có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Insulin được tuyến tụy tiết ra để giúp đưa glucose ra khỏi máu và đi vào các tế bào, nơi nó được sử dụng để sản xuất năng lượng.
Tuy nhiên, ở những người bị bệnh tiểu đường type 2, quá trình này hoạt động không tốt.
Cơ thể của họ đề kháng với hoạt động của insulin, do đó insulin không hiệu quả trong việc di chuyển glucose ra khỏi máu.
Do đó, họ sẽ bị tăng lượng đường huyết trong máu sau khi ăn carb.
Để giảm đường huyết cao, cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn. Insulin có thêm một chức năng khác là dự trữ chất béo và ngăn chặn sự giải phóng chất béo.
Do đó bệnh nhân tiểu đường sẽ càng khó giảm cân.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên liên quan đến chế độ ăn uống như kiểm soát lượng calo, giảm lượng carb và ăn nhiều bữa nhỏ.
Đôi khi làm theo lời khuyên này khiến họ bị đói và dẫn đến thèm ăn.
Các bữa ăn giàu carb dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến rồi giảm xuống, và sự thay đổi này kích thích cảm giác đói thường xuyên.
Điều đó lại khiến họ ăn nhiều hơn, dẫn đến tăng cân.
Insulin giúp lưu trữ chất béo và do đó dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường cũng có thể gây tăng cân.
Một số thuốc tiểu đường hoạt động bằng cách kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn, điều này cũng có thể dẫn đến tăng cân.
Cách tốt nhất để giảm lượng đường trong máu là giảm tiêu thụ carb. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống phù hợp.
(Theo Times of India)