Trẻ được chiều chuộng tới mức chỉ ăn chơi nhong nhóng trong khi bố mẹ vất vả đầu tắt mặt tối, kiểu trẻ như này lớn lên khó mà hiếu thảo.
Nhiều cha mẹ khi nuôi con thường có chung một băn khoăn, khi con còn nhỏ, họ dốc lòng chăm chút cho con, dành cho con mọi điều tốt đẹp nhất, nhưng không biết rằng mai sau khi lớn lên, đứa trẻ có ngoan ngoãn, hiếu thuận hay không.
Thực tế chỉ ra rằng, việc một đứa trẻ trưởng thành có ngoan ngoãn, có hiếu hay không một phần phụ thuộc vào bản thân chúng nhưng cũng một phần xuất phát từ quá trình nuôi dưỡng của cha mẹ.
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, nhìn một số dấu hiệu trong hành xử của trẻ có thể phần nào thấy được việc đứa trẻ trưởng thành có hiếu hay không, để từ đó có sự điềᴜ chỉnh dạy dỗ con cho đúng.
Trẻ tùy ý nói năng hỗn hào, đánh trả bố mẹ
Hiện nay, rất nhiều trẻ do được bố mẹ nuông chiều quá mức mà trở nên thiếu tôn trọng chính người sinh dưỡng mình. Thậm chí hỗn hào hơn, chúng sẵn sàng đánh đập, gào thét với bố mẹ khi không được đáp ứng nhu cầu.
Không khó để chúng ta bắt gặp tình trạng này ở nhiều nơi: Đứa trẻ túm lấy áo bố mẹ, giằng xé, khóc lóc để đòi họ chiều theo ý mình. Trong khi đó bố mẹ ra sức vỗ về, đứa bé càng kích động, càng lao vào tấn công họ. Đứa trẻ không ý thức được việc phải tôn trọng bố mẹ hay hối lỗi về hành vi sai của mình.
Các chuyên gia nhận định rằng, nếu cha mẹ cứ để trẻ phát triển theo hướng này, mối quan hệ của con với bố mẹ trong tương lai sẽ vô cùng xấu.
Thực tế, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ở thời điểm hiện tại phần nào cho thấy mối quan hệ của họ ở tương lai: Trẻ khi nhỏ không được dạy cách tôn trọng cha mẹ, lớn lên sẽ không bao giờ hiếu thảo.
Giáo dục thời hiện đại ủng hộ việc “làm bạn với trẻ”, tôn trọng trẻ, cho trẻ được làm mọi thứ chúng thích. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược với việc khuyến khích, nuông chiều nhữпg hành vi xấu của con bất kể chúng ở độ tuổi nào.
Bởi vì như thế có nghĩa là bạn tiếp tay cho việc trẻ không tôn trọng trật tự, quy định, không tôn trọng bố mẹ, không tôn trọng người lớn tuổi, dần dẫn đến sự không hiếu thảo trong tương lai.
Trẻ không biết sự vất vả của bố mẹ mà chỉ quan tâm tới bản thân mình
Có nhiều cha mẹ ngay từ khi trẻ còn nhỏ đã rèn cho con tính độc lập, trẻ có thể tự làm một số việc theo đúng độ tuổi của mình.
Tuy nhiên, cũng có một số gia đình quá chiều con nên không bắt trẻ làm bất cứ việc gì mà luôn làm thay con. Dần dần, đứa trẻ lớn lên, coi đó là điều hiển nhiên, cứ mặc sức ăn chơi nhong nhóng trong khi bố mẹ nai lưng làm việc, đầu tắt mặt tối.
Những đứa trẻ này lớn lên bản thân không biết tự lực, không làm được gì, chúng còn không hiểu được giá trị của lao động, cũng không hề cảm thấy biết ơn đấng sinh thành. Chúng chính là những đứa trẻ vô cảm.
Nhiều cha mẹ còn tự bao biện cho hành vi của mình rằng: Nó còn bé, chưa biết gì. Tuy nhiên, cha mẹ nên độc lập yếu tố tuổi tác trong việc rèn giũa cho con lòng hiếu thảo. Quan trọng là xây dựng, kết nối tình yêu thương giữa con với bố mẹ. Đứa trẻ chỉ biết ích kỷ hưởng thụ, lớn lên không bao giờ hiếu thảo.
Hãy thử tưởng tượng khi cha mẹ già rồi, không đáp ứng được mọi yêu cầu của chúng nữa, chúng sẽ coi bố mẹ như là gánh nặng và cảm thấy phiền toái.
Bố mẹ không hiếu thảo với ông bà, đứa con tất sẽ vô ơn với bố mẹ
Mọi hành vi, lời nói của trẻ thực chất đều được sao chép từ bố mẹ, bên cạnh những tác động của môi trường xung quanh.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên, cũng là tấm gương của con cái, vì thế, không thể có một đứa con hiếu thảo, nếu bản thân cha mẹ chúng là пhữпg đứa con bất hiếu, cư xử với người già trong nhà bằng thái độ thiếu tôn trọng, thiếu lễ nghĩa.
Do đó, trông con mà ngẫm đến mình cũng là một cách để điềᴜ chỉnh ứng xử của bản thân, nếu muốn con mình trưởng thành là người hiếu đạo.