Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà bầu ăn lá tía tô được không và ăn như thế nào là tốt?

Theo kinh nghiệm dân gian, lá tía tô được xem là một thần dược giúp bà bầu có thể sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế lá tía tô có tác dụng gì, bà bầu ăn lá tía tô được không và ăn như thế nào là tốt?

 Lợi ích sức khỏe của lá tía tô

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím), là loại cây được trồng rất nhiều ở làng quê Việt Nam. Lá tía tô được dùng để ăn sống cũng như nấu chín.

Lá tía tô còn được dùng cuốn chả nướng tương tự như chả lá lốt hay chả xương xông. Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. 

Các bộ phận của cây tía tô: lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử), cành tía tô (tô ngạnh) còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc được dùng để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Còn theo Đông y, lá và cành non cho vị thuốc tử tô, có vị cay, tính ấm, được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh.

Hạt tía tô có chứa tinh dầu có tính nhanh khô (can tính), giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Ngoài ra, còn dùng để chữa các chứng đầy bụng, ho, giải độc tôm cua, giải độc mật cá, nôn mửa…

ba bau an la tia to duoc khong

Theo kinh nghiệm dân gian, lá tía tô được xem là một thần dược giúp bà bầu có thể sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế lá tía tô có tác dụng gì, bà bầu ăn lá tía tô được không và ăn như thế nào là tốt?

Bà bầu ăn lá tía tô được không?

BS. Hoàng Xuân Dại cho hay, lá tía tô rất tốt cho bà bầu. Sử dụng tía tô trong thai kỳ có thể chữa một số bệnh như sau:

An thai, giảm ốm nghén: Chị em thường nôn, chán ăn, người mệt mỏi, thèm ăn những thứ chua, chát…: tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. .

Thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết: Lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7 - 10 ngày liền.

Giảm táo bón: Đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 7 - 8 ngày là một liệu trình.

Trị phù nề: tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa ho: tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, trần bì 10g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g, bạch linh 10g, bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bà bầu ăn lá tía tô cần lưu ý

- Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp.

- Theo kinh nghiệm dân gian, lá tía tô được xem là một thần dược giúp bà bầu có thể sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu ăn lá tía tô có thể dễ đẻ, vì thế bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Xem thêm:

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính