Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà bầu ăn ngải cứu được không và ăn như thế nào là đúng cách?

Ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ tuy nhiên ăn nhiều ngải cứu có thể gây ra ngộ độc. Vậy, bà bầu có thể ăn ngải cứu không và lưu ý khi ăn như thế nào để không ảnh hưởng sức khỏe?

Tác dụng của rau ngải cứu đối với sức khỏe

Rau ngải cứu có mùi nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu từ xưa không chỉ là món rau ngon, bổ mà còn là vị thuốc quý dùng chữa được nhiều bệnh có hiệu quả.

Tác dụng của rau ngải cứu đối với sức khỏe

- Điều trị cơ thể suy nhược.

- Điều hòa kinh nguyệt.

- Cầm máu.

- Giúp vết thương mau lành.

- Trị mụn nhọt.

- Trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh.

- Giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da.

Bà bầu ăn ngải cứu được không?

Ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy nhưng dân gian vẫn truyền tai nhau, bà bầu ăn ngải cứu có thể gây sảy thai. Vậy, liệu bà bầu có thể ăn ngải cứu không?

Bà bầu ăn ngải cứu được không và ăn như thế nào là đúng cách? 0

Dân gian vẫn truyền tai nhau, bà bầu ăn ngải cứu có thể gây sảy thai. Vậy, liệu bà bầu có thể ăn ngải cứu không?

Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thi kỳ không nên quá lạm dụng ngải cứu bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. Nếu bà bầu có ý định ăn rau ngải cứu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu ăn ngải cứu với tần suất phù hợp, từ 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Bà bầu ăn ngải cứu cần lưu ý

- Bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn. Nếu bà bầu có cơ địa nhạy cảm, tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu, đặc biệt trong 3 tháng đầu, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

- Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, nếu bà bầu có bệnh đường ruột thì nên hạn chế ăn ngải cứu nếu không sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

- Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Do đó, nếu bà bầu mắc bệnh viêm gan thì tuyệt đối không nên ăn ngải cứu để tránh trúng độc.

- Nếu sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.

Món ăn tốt cho sức khỏe bà bầu từ ngải cứu

- Món trứng gà ngải cứu là món ăn rất bổ dưỡng cho bà bầu, giúp bà bầu đỡ chóng mặt, hoa mắt.

- Gà tần ngải cứu là một bài thuốc bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, tốt cho hệ xương.

- Cháo ngải cứu vừa là một món ăn, vừa là một bài thuốc chữa động thai, giảm đau xương khớp.

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính