Giá trị dinh dưỡng trong quả cóc
Trên thực tế, trái cóc là một trong những loại trái cây có dinh dưỡng cao, có nhiều lợi ích sức khỏe. Quả cóc vị chua, có chứa chất xơ và protein rất tốt cho cơ thể.
Theo Đông y, công dụng của quả cóc là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị.
Theo các chuyên gia, phần thịt quả cóc bao gồm các chất dinh dưỡng như: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3 – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%.
Quả cóc có chứa một lượng Vitamin C rất lớn. 100g trái cóc có thể cung cấp khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.
Bà bầu có được ăn quả cóc không? Nhiều người băn khoăn bà bầu ăn cóc có được không, có nóng hay ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi không?
Quả cóc là trái cây có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Cứ 100 g thịt quả cóc còn có chứa tới 42 mg acid ascorbic tăng sức đề kháng và nhiều chất sắt tốt cho bà bầu. Bà bầu ăn cóc còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải khát và giải nhiệt hiệu quả.
Vì vậy, bà bầu có thể ăn quả cóc và nếu mẹ bầu ăn cóc với mức độ vừa phải thì rất tốt.
Bà bầu ăn cóc có tác dụng gì?
+ Tăng sức đề kháng: Vitamin C là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Ngoài ra vitamin C trong quả cóc giúp bà bầu tăng cường khả năng hấp thụ sắt, tổng hợp collagen, protein, chống các nếp nhăn trên da, đồng thời làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
+ Tăng cường canxi, sắt
Canxi là khoáng chất giúp hình thành khung xương, hỗ trợ phát triển cơ bắp của thai nhi. Trong 100 g quả cóc có chứa 32mg canxi tương đương khoảng 3 % lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, điều này đồng nghĩa với việc ăn một quả cóc sẽ đáp ứng được 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày.
Do đó, bà bầu ăn quả cóc sẽ bổ sung được một lượng canxi và sắt tự nhiên, rất tốt cho cơ thể.
+ Hỗ trợ tiêu hóa:
Trái cóc rất giàu chất xơ, một phần ăn 100g cóc chứa khoảng 5,7 g chất xơ, đáp ứng 23 % lượng chất xơ cần thiết trong ngày, giúp cải thiện chức năng đường ruột và tiêu hóa thức ăn dễ dàng, do đó sẽ hạn chế táo bón ở bà bầu. Ngoài ra, lượng chất xơ lớn này còn cho cảm giác no lâu, từ đó kiểm soát các cơn đói và cân nặng một cách hiệu quả ở những bà bầu thừa cân.
+ Giảm đường trong máu:
Trong quá trình mang thai, bà bầu rất dễ bị tiểu đường thai kỳ do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột. Quả cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường tuýp II, do đó bà bầu ăn cóc có thể hạn chế được bệnh tiểu đường thai kỳ.
Cách làm như sau: Hãy lấy quả cóc chín, bỏ hạn đem sấy khô rồi tán thành bột. Mỗi ngày dùng 3 thìa, mỗi lần 1 thìa dùng vào trước bữa ăn chừng 30 đến 40 phút. Uống liên tục trong vòng 1-2 tháng lượng đường trong máu sẽ giảm đi đáng kể.
Bà bầu ăn cóc cần lưu ý
Mặc dù quả cóc có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên quả cóc có vị chua, chứa một lượng axit rất lớn. Do đó, nếu bà bầu ăn quả cóc quá nhiều có thể gây nên tình trạng thừa axit trong dạ dày khi ăn quá nhiều, đặc biệt không tốt đối với những bà bầu có hệ tiêu hóa không khỏe.
Xem thêm:
Mai ChiBạn đang xem bài viết Bà bầu ăn quả cóc được không, có bị "chua sữa" như thiên hạ vẫn bảo? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].