Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà bầu ăn rau răm được không, có gây sảy thai không?

Rau răm là loại rau được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung nên nhiều người cho rằng, bà bầu không nên ăn rau răm. Vậy, bà bầu ăn rau răm được không, có gây sảy thai không?

Lợi ích sức khỏe của rau răm

Rau răm là loại rau được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, chủ yếu mọi người dùng rau răm như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), món gỏi gà xé phay, gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau tăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh... 

Theo Đông y, rau răm là loại rau có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống có tác dụng ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.

Bà bầu ăn rau răm được không?

Ăn rau răm nhiều sẽ dễ bị mất máu. Rau răm còn có chứa chất gây nên co bóp tử cung và dễ bị sảy thai. Do đó, bà bầu ăn rau răm được nhưng không nên ăn nhiều, đặc biệt phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm.

Bà bầu ăn rau răm được không, có gây sảy thai không? 0

Bà bầu có thể ăn rau răm được nhưng không nên ăn nhiều, đặc biệt phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm

Vì vậy trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, khi ăn với thịt bò, thịt gà, cháo trai hay trứng lộn tốt nhất bạn nên loại bỏ rau này ra khỏi khẩu phần ăn của mình để đảm bảo sức khỏe. Còn đến những tháng tiếp theo, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Công dụng chữa bệnh của rau răm trong Đông y

- Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

- Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.

- Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

- Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).

- Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm)

Rau răm có khả năng phá thai?

Trong dân gian người ta thường dùng rau răm để gây phá thai. 500g rau răm thân tím đỏ có thể sẽ khiến bạn bị sảy thai ngay lập tức. 

Lưu ý, loại rau răm thân màu xanh trắng thì không có tác dụng gây sảy thai, do đó, nếu ăn loại rau này thì hoàn toàn yên tâm.

Tuy nhiên việc phá thai bằng rau răm vẫn chưa được khoa học kiểm chứng rõ ràng. Để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế đến mức thấp nhất việc ăn loại rau này.

Xem thêm:

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính