Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, 129 triệu ha rừng, tương đương diện tích Nam Phi đã biến mất mãi mãi từ năm 1990. Mỗi năm chúng ta lại mất 1 diện tích rừng bằng quốc gia Panama.
Theo thống kê, nạn phá rừng gây ra khoảng 15% khí nhà kính, làm vô số loài động thực vật bị mất môi trường sống, ảnh hưởng vô cùng lớn tới hành tinh của chúng ta. Chúng ta không thể để tình trạng này tiếp diễn.
Vậy phải làm gì trước tình trạng này khi mỗi chúng ta chỉ là một cá thể nhỏ bé? Nhiếp ảnh gia Brazil Sebastiao Salgado cùng vợ Lelia Deluiz Wanick Salgado sẽ cho bạn thấy một nhóm người nhỏ bé nhưng giàu đam mê và nhiệt huyết có thể làm được gì.
Salgado là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã giành được nhiều giải thưởng lớn về phóng sự ảnh. Những năm 1990, cảm thấy kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần sau khi ghi lại sự man rợ khủng khiếp của nạn diệt chủng Rwandan, Salgado trở về quê nhà Brazil, nơi từng được bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới tươi tốt.
Tại đây, ông vô cùng shock bị phát hiện khu rừng đã bị tàn phá, sa mạc hóa, không còn động vật sinh sống.
Tuy nhiên vợ ông tin rằng họ có thể hồi sinh khu vườn trở về như ban đầu.
"Vùng đất này tàn tạ như chính bản thân tôi vậy – mọi thứ đều bị hủy hoại nặng nề." - Salgado cho biết.
"Ở thời điểm đó, chỉ còn khoảng 0,5% diện tích đất được phủ xanh. Sau đó tôi và vợ lên kế hoạch trồng lại rừng. Sau khi chúng tôi bắt đầu, các loài côn trùng, chim chóc và cá đã quay, và trở lại nhờ lượng cây tăng lên, tôi cũng đã được tái sinh".
Cả hai vợ chồng đã cùng thành lập tổ chức Instituto Terra, tổ chức đã trồng hơn 4 triệu cây con và hồi sinh cánh rừng sắp chết.
Salgado cho biết: "Chỉ có thực vật có khả năng chuyển hóa CO2 thành O2, chúng ta cần phải trồng lại rừng."
Nhờ được chăm sóc tốt, khu rừng đã hồi sinh mạnh mẽ trong 20 năm sau đó. Các loài động vật hoang dã lũ lượt trở lại.
Tổng cộng, có khoảng 172 loài chim, 33 loài động vật có vú, 293 loài thực vật, 15 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư quay trở lại khu rừng nay đã xanh tươi.
Dự án đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người, cho thấy với những việc làm tích cực, môi trường có thể hồi sinh nhanh chóng ra sao.
"Chúng ta cần lắng nghe người dân bản địa. Thiên nhiên là ngôi nhà chung của chúng ta và những loài sinh vật khác. Nếu không làm gì để cải thiện môi trường thì một ngày nào đó, chính chúng ta sẽ bị tàn phá" - Ông Salgado cho hay.
(Theo Bored Panda)