16 tuổi, ông Jadav Payeng đã chứng khiến một cảnh tượng đau buồn: vô số con rắn chết trên bãi cạn trên đảo Majuli, một hòn đảo nằm giữa sông Brahmaputra. Lũ lụt đã mang các loài sinh vật đến hòn đảo này nhưng rồi khiến chúng chết vì nhiệt độ cao và thiếu bóng râm.
Jadav đã thực sự xúc động, sau khi chứng khiến sự tàn phá khốc liệt này, ông đã tìm ra giải pháp: dành cả cuộc đời để làm hồi sinh hòn đảo này bằng cách mỗi ngày trồng một cái cây.
Một ước mơ, một lời hứa bắt đầu từ năm 1979 đã trở thành rừng Mulay sau 40 năm. Khu đất này còn rộng hơn cả Công viên Trung tâm ở Mỹ và lớn cấp 12 lần thành phố Vatican.
Nhờ có ông Jadav mà khu rừng đã giúp bảo tồn hệ sinh thái địa phương và các loài động vật hoang dã vùng này. Giờ đây, khu rừng này là nhà của các loài như hổ Bengal, hươu nai, hà mã, kền kền, voi và rắn.
Việc trồng rừng cũng giúp Majuli an toàn hơn nhờ có cây xanh giữ đấy và tránh xói mòn.
Món quà của ông dành cho mẹ thiên nhiên vẫn là một bí mật mãi cho đến khi nhiếp ảnh gia Ấn Độ Jitu Kalita phát hiện ra khu rừng bí mật trong một chuyến đi chụp chim vào năm 2007 và công bố tài liệu về thành tựu của Jadav năm 2007.
Những nỗ lực của ông đã nhận được sự chú ý và thậm chí còn được cựu Tổng thống Ấn Độ trao tặng danh hiệu "Người đàn ông rừng của Ấn Độ".
Bạn cũng muốn góp phần "hồi sinh" Trái Đất như vậy chứ?
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Người đàn ông dành hơn 40 năm biến sa mạc thành rừng: Hy vọng cho Trái Đất vẫn còn tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].