Bước sang mùa thứ 47, cuộc thi viết thư do UPU tổ chức luôn được xem là sân chơi thú vị dành cho các bạn học sinh. Dưới đây là gợi ý viết thư upu lần thứ 47 tệ nạn xã hội súc tích, dễ đạt giải nhất.
Với đề tài "Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc" hầu hết các thầy cô đều đánh giá đây là chủ đề khá hay ho. Tuy nhiên, nếu các em học sinh không nắm chắc đề và lựa chọn cho mình một chủ đề đủ "nặng" thì quá trình hoàn thiện bài dự thi sẽ gặp không ít.
Bắt đầu khởi động từ cuối năm 2017, đến ngày 10/3/2018 sẽ là thời hạn nhận bài (tính theo dấu bưu điện).
Trái đất những năm 3000,
Xin chào con người đang sinh sống ở thế kỷ 21, ta là IMail - lá thư thần kỳ có khả năng quay ngược thời gian được đấng tối cao ngoài thiên hà cử về đây để cảnh báo về những tệ nạn xã hội sắp xảy ra trong thời gian tới sẽ xảy đến trên thế giới con người đang sống ấy chính là bất bình đẳng bạo lực gia đình.
Chắc hẳn bạn đã nhìn ra sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong cuộc sống hằng ngày rồi đúng không nào. Vậy tại sao khi cả hai đều có quyền như nhau, có khả năng đóng góp cho xã hội giống nhau mà cách đối xử lại hoàn toàn khác nhau?
Trước khi quay trở về thế giới của các bạn tôi đã tìm hiểu rất nhiều về bình đẳng giới. Tôi nhận thấy, mặc dù các quốc gia đều kêu gọi người dân của họ sống bình đẳng, không có bạo lực gia đình, thế nhưng mọi sự nỗ lực đều chưa đạt được kết quả như mong muốn, có lẽ để thay đổi được quan điểm "trọng nam, kinh nữ" ăn sâu, bám rễ vào đời sống của người dân từ bao đời là điều không thể. Thậm chí, ở một vài quốc gia trên thế giới tư tưởng bất bình đẳng cũng như bạo lực gia đình ngày càng tăng cao.
Theo báo cáo của WEF - Diễn đàn Kinh tế thế giới, hiện nay chưa có bất cứ một quốc gia nào đạt được bình đẳng giới như nhân loại hằng mong muốn. Thậm chí, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO cũng đưa ra nhận định, tình hình bất bình đẳng giới tại Châu Âu đang còn tăng mạnh. Riêng với Việt Nam tình trạng bất bình đẳng giới kèm theo bạo lực gia đình dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi này. Người phụ nữ Việt phải chịu quá nhiều thiệt thòi, gánh nặng về cả công việc, thu nhập cũng như phân biệt đối xử. Phụ nữ bị bạo hành nghiêm trọng mà vẫn chưa thấy được tránh nhiệm, vai trò của chính quyền. Ấy là chưa kể còn có nhiều chị em âm thầm chịu đựng những trận đòn roi, bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần từ những người đàn ông rong gia đình.
Tôi trộm nghĩ, tại sao phụ nữ phải chịu quá nhiều thiệt thòi khi họ vừa phải đi làm như bao người đàn ông khác, nhưng sau giờ làm nam giới được thoải mái nhậu nhẹt, vui chơi cùng bạn bè thì chị em lại đầu tắt, mặt tối dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái...
Đó là chưa kể đến mỗi buổi sáng khi nam giới được cuộn tròn trong chăn ấm đệm êm thì chị em phải dậy từ sớm lo chợ búa, cơm nước, chăm lo cho bữa ăn của chồng con.... Mặc dù làm tốt như thế nhưng họ lại chẳng thể có tiếng nói thậm chí vẫn bị coi thường, đánh đập.
Tôi trở về đây để kêu gọi mọi người hãy xây dựng ý thức bảo vệ sự bình đẳng, ngăn chặn nạn bạo hành trong gia đình ở cả những miền quê cho đến thành phố lớn, hãy xóa bỏ tư tưởng cũ kỹ, lạc hậu để phụ nữ thực sự tìm được tiếng nói của mình trong xã hội hiện đại này.
Thân ái!
Xem thêm các bài tham khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 tại đây.