Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không, đốt thế nào mới đúng?

Ngoài mâm cỗ cúng, vào ngày rằm tháng 7 các gia đình còn sắm thêm vàng mã. Vậy rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không, đốt thế nào mới đúng?

Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?

Theo quan niệm của người Việt, vào ngày lễ tết đặc biệt là ngày rằm tháng 7 trên mâm cúng không thể thiếu vàng mã. 

Sở dĩ có tục này bởi người xưa quan niệm, con người khi chết đi sẽ tồn tại ở 1 thế giới khác, "trần sao, âm vậy" vì thế người ta sắm vàng mã với mong muốn người thân của mình khi mất đi cũng sẽ được sống 1 cuộc sống đủ đầy, không thiếu thốn.

Đốt vàng mã ngày lễ tết là phong tục từ bao đời của người Việt (Ảnh minh họa)

Nếu như trước đây, vàng mã chỉ có vài món nhỏ xinh chủ yếu là mũ, hài, quần áo, tiền giấy thì ngày nay vàng mã cúng có nhiều món khác từ nhà lầu, xe hơi, điện thoại đời mới. Việc sắm sửa vàng mã cúng ngày rằm tháng 7 cũng tiêu tốn rất nhiều chi phí, có nhà lên tới vài trăm triệu.

Vàng mã với nhiều mẫu mã mới từ điện thoại đến nhà lầu xe hơi (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia văn hóa, việc đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 là phong tục từ bao đời vì thế việc đốt vàng mã vào ngày này là không thể thiếu. Tuy nhiên, các gia đình chỉ nên mua một số lượng vàng mã vừa đủ. Ưu tiên các loại vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh. Tránh mua quá nhiều vừa làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng ban đầu lại gây ra lãng phí.

Rằm tháng 7 đốt vàng mã như thế nào mới đúng?

Đối với nghi thức đốt vàng mã ngày rằm tháng 7, các gia chủ nên đốt vàng mã một cách từ từ, chậm rãi. Khi đốt nên gọi tên người mất. Tránh đốt vàng mã quá nhanh điều đó thể hiện bạn hấp tấp, không thành tâm.

Khi đốt, gia chủ không được dùng cây khấn vào tiền đang đốt. Lúc đốt xong tuyệt đối không dội bước vào để dập khi lửa chưa tàn hết.

Lưu ý, khi hóa vàng xong, nên vẩy thêm mấy giọt rượu cúng trên bàn vào bởi theo tục xưa chỉ khi có thao tác này việc đốt vàng mã mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và tiêu được. 

Khi đốt vàng mã cần đốt từ từ, nên đốt trước 11 giờ 30 ngày rằm tháng 7 (Ảnh minh họa)

Về giờ đốt vàng mã ngày rằm tháng 7, các gia đình có thể cúng trong khoảng từ ngày 2/7 - 14/7 âm lịch. Thời gian đốt vàng mã nên tiến hành trước 11 giờ 30 ngày rằm tháng 7. 

Khi đốt vàng mã, nên thực hiện ở sân hay góc vườn sạch sẽ. Mỗi lễ tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước rồi mới tới gia tiên.

Trong khi hạ lễ, gia chủ cần khấn xin thần Phật, tổ tiên rồi mới tiến hành hạ lễ, đem hóa vàng mã.

Chú ý, tục đốt vàng mã, sẵm vàng mã ở mỗi vùng miền, địa phương lại có sự khác biệt. Tùy theo quan niệm của từng vùng mà sắm sửa lễ vàng mã ngày rằm tháng 7 sao cho hợp phong tục. Không nên mua quá nhiều gây lãng phí.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Mai Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan