Đối với một số người, tiền bạc là thứ dễ đến dễ đi và họ nghĩ nhiều về nó. Với một số người khác, tiền bạc lại là vấn đề lớn khiến họ luôn phải tính toán, lo âu,...
Quan niệm và các quản lý tiền bạc không chỉ phản ánh tình hình tài chính của bạn. Nó có thể tiết lộ một số điều về tính cách, tư tưởng của bạn.
Có những gia đình không đủ khả năng kinh tế để mua những thứ các con muốn. Bạn có thể thích một chiếc váy đẹp ở trung tâm thương mại khi còn nhỏ và muốn mua nó, nhưng cha mẹ không đủ điều kiện. Hoặc bạn muốn học chơi đàn piano nhưng gia đình không có tiền thuê gia sư.
Những tình huống như vậy có thể để lại vết sẹo tâm lý, khiến bạn có cảm giác tự ti, vì bạn có thể nhin thấy bạn bè trang lứa có tất cả những điều đó.
Khi bạn mang theo sự tự ti, bất an đó đến lúc trưởng thành và có tài chính ổn định, bạn có thể bị thôi thúc mua tất cả những món đồ mà trong quá khứ từng bị từ chối, ngay cả khi bạn không thật sự cần chúng.
Nếu bạn cảm thấy tự tin về khả năng xử lý tài chính thì bạn có thể là một người tự tin. Bạn không sợ thử đầu tư, khởi nghiệp hay đối mặt các thử thách về tài chính có thể xuất hiện trong quá trình này.
Ngược lại, nếu bạn luôn sợ mất tiền và thích giữ tiền ở một chỗ thì bạn có thể không tự tin với bản thân, thậm chí là hay chần chừ, ngại ngần trong cuộc sống.
Hẳn ai cũng có lúc suy nghĩ cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu ta đột nhiên mất hết tiền. Việc tưởng tượng về tình huống đó có thể tiết lộ nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn.
Nếu bạn lo lắng về sức khỏe, bạn sẽ sợ mất tiền tức thì không thể chi trả phí khám chữa bệnh.
Nếu bạn muốn con mình hưởng chế độ giáo dục tốt nhất, bạn sẽ sợ hãi nếu không có tiền để hỗ trợ con.
Hoặc nếu bạn muốn làm cha mẹ tự hào, bạn sẽ sợ khiến họ thất vọng bởi vấn đề tài chính.
Tiền bạc sẽ tiết lộ điều bạn trân trọng và sợ mất đi nhất là gì.
Cách bạn chi tiêu tiền bạc có thể tiết lộ hoài bão của bạn và cũng có liên quan đến quá khứ của bạn.
Nếu bạn từng mơ ước có một món đồ chơi hay được đi công viên giải trí khi còn nhỏ nhưng cha mẹ không có tiền, bạn có thể nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ có được những gì mình muốn.
Người xuất thân trong gia đình giàu có, không phải lo âu tiền bạc sẽ có nhiều tham vọng hơn. Những ước mơ thời thơ ấu của họ luôn thành hiện thực, do đó khi trưởng thành họ cũng tự tin sẽ đạt được những gì mình muốn.
Ngược lại, những người không có điều kiện để "muốn gì được nấy" có thể cho rằng mình không bao giờ thành công trong lĩnh vực mình yêu thích, ngay cả khi suy nghĩ đó không đúng.
Hạn chế tài chính khi còn nhỏ có thể là rào cản ngăn họ hiện thực hóa ước mơ của mình.
Tiền bạc có thể không phải vấn đề lớn trong cuộc đời bạn. Bạn có công việc ổn định, mức lương tốt và đáp ứng các nhu cầu của bạn.
Với một số người, như vậy là đủ để họ cảm thấy an toàn về tài chính. Nhưng cũng có những người với điều kiện tương tự hoặc gặp rắc rối tài chính sẽ có thái độ khác về tiền bạc.
Nếu bạn lúc nào cũng cảm giác không đủ tiền tiêu và quá nhiều khoản chi, bạn có thể là người có "tư duy khan hiếm" (scarcity mindset).
Ngay cả khi chẳng có gì để lo, bạn cũng bị ám ảnh bởi những khoản chi tiêu nhỏ bé. Bạn cảm thấy khó chịu, bực bội khi phải chi trả những khoản bất ngờ như sửa ống nước hỏng hay mua thuốc vì bị ốm.
Bạn có thái độ như thế nào với tiền bạc? Bạn có phải là người dễ dãi trong chi tiêu hay cực tiết kiệm và thận trọng? Bạn có cho rằng cách chi tiêu và quản lý tiền bạc phản ánh tính cách con người? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé.
(Theo Bright Side)