Nếu bạn nghĩ rằng chỉ có người dốt mới mắc sai lầm, thì bạn đã sai. Ai cũng mắc sai lầm. Điều khác biệt là người thông minh sẽ thừa nhận sai lầm ấy, còn người dốt thì không.
Những người thông minh và thành công nhất lịch sử chính là những người mắc sai lầm nhiều nhất. Giống như Albert Einstein từng nói:
"Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả."
Dưới đây là 5 sai lầm mà người thông minh thường mắc phải. Hãy nhớ bạn không cần thiết mắc những sai lầm này. Hãy học hỏi từ sai lầm của người khác để rút ra bài học nhé.
Trong cuốn sách "Làm thế nào để trở nên giàu có" của Felix Dennis, người sở hữu nhà xuất bản tạp chí lớn nhất nước Anh, nội dung sách hoàn toàn trái ngược với tiêu đề. Nó không khuyến khích bạn theo đuổi tiền bạc.
Rất nhiều người giàu cũng sẽ nói với bạn như vậy. Ai cũng biết cuộc sống có nhiều thứ quan trọng hơn tiên bạc. Nhưng chúng ta vẫn biến tiền bạc thành mục tiêu duy nhất của mình.
Dennis viết: "Những người mù quáng theo đuổi tiền bạc là tất cả ý nghĩa của cuộc sống."
Việc bạn muốn giàu có khong có gì là sai. Tuy nhiên hãy nhớ kiếm tiền mà không ảnh hưởng quá nhiều đến niềm vui của bạn. Nhưng đừng để mình thành "người mù". Làm giàu không sai, nhưng sẽ là sai nếu bạn cho rằng tiền có thể giải quyết tất cả.
Khi quá hào hứng với việc gì đó, bạn sẽ dành hết thời gian cho nó, đó là một cảm giác tuyệt vời.
Nhưng nếu sự hào hứng ấy khiến bạn quên ăn, quên ngủ, thì bạn sẽ phải thay đổi.
Bạn có thể đi ngủ lúc 2 giờ sáng và nướng trên giường đến 8 giờ sáng, nhưng bạn vẫn sẽ thấy mệt. Nó sẽ khác hẳn với việc bạn đi ngủ lúc 11 giờ và thức dậy lúc 6 giờ.
Hãy coi trọng giấc ngủ của mình. Đi ngủ và thức giấc cùng một thời điểm. Tắt các thiết bị điện thoại, máy tính một giờ trước khi đi ngủ. Không làm việc nặng hay hoạt động trí óc nặng nhọc trước giờ đi ngủ.
Có thể đọc sách, báo hoặc nghe nhạc trước giờ đi ngủ để thư giãn.
Một thập kỷ vừa qua có quá nhiều bước tiến trong lĩnh vực công nghệ. Hầu như ai cũng có ít nhất một chiếc smartphone kết nối mạng. Chỉ trong vài năm, cả thế giới đều được kết nối, ngay cả những nước kém phát triển.
Công nghệ hiện đại đã thay đổi thế giới. Những sự tiến bộ đó thật tuyệt vời. Nhưng hãy nhớ rằng, cái gì quá cũng sẽ thành không tốt.
Tương tự với việc sử dụng smartphone, tablet, laptop của bạn. Nghiên cứu cho thấy thế hệ Z (nhưng người sinh sau năm 1995) căng thẳng và lo âu hơn thế hệ trước. Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho biết thế hệ này có bệnh tâm lý trầm trọng nhất mọi thế hệ.
Lý do là gì? Tất cả các dấu hiệu đều chỉ về smartphone và sự kết nối của con người thông qua các thiết bị điện tử.
Hãy giới hạn thời gian sử dụng điện thoại của bạn. Hãy tham khảo cuốn sách Digital Minimalism (Chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số) của Cal Newport, tác giả của cuốn sách bán chạy Deepwork (đã được dịch và bán ở Việt Nam với tên là “Làm ra làm, chơi ra chơi”).
Digital Minimalism là một cuốn sách bán chạy trên Amazon giới thiệu giải pháp cho chứng nghiện mạng xã hội và tần suất sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại, máy tính,… bằng Chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số.
Cuộc sống có nhiều sự bắt buộc. Một trong số đó là công việc. Thứ nữa là gia đình và bạn bè. Cùng hàng ngàn công việc khác. Rất nhiều việc đòi hỏi bạn dành thời gian cho nó.
Và khi bạn bận rộn, bạn có cái cớ để lười tập thể dục.
Nhưng sau đó bạn sẽ thấy mệt mỏi, yếu đuối. Chỉ leo vài tầng lầu đã khiến bạn hết hơi. Đi bộ đến bãi đỗ xe đã khiến bạn thấm mệt. Bạn đau lưng vì ngồi cả ngày. Bạn bị gút. Bạn chẳng dám nhìn vào chính mình trong gương,..
Đừng để mọi chuyện đi quá xa đến mức ấy. Hãy dành thời gian tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần và đi dạo vào những ngày còn lại. Bạn sẽ khỏe mạnh và giữ được vóc dáng cân đối. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn.
Một trong những sự lệch lạc nhận thức ảnh hưởng người thông minh nhiều nhất chính là sự thừa tự tin. Khi bạn giỏi ở một lĩnh vực nào đó, bạn dễ bị đánh giá quá cao bản thân.
Có thể nó không đến mức tự phụ, mặt dày mày dạn. Nhưng sự tự tin thái quá này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Từ những người hòa nhã, dịu dàng nhất đến những người cởi mở, hướng ngoại nhất.
Nghiên cứu cho thấy có 3 hướng của sự tự tin thái quá, đó là:
- Đánh quá quá mức: Nghĩ rằng bạn giỏi hơn khả năng thực tế
- Định vị quá mức: Tin tưởng thái quá rằng bạn tốt hơn người khác:
- Quá tin rằng mình đúng: Tin tưởng quá mức rằng bạn biết chính xác thực tế
Hãy thành thật đi. Đã bao lần bạn nghĩ có thể vượt qua thử thách, rồi sau đó nhận ra nó quá khó khăn? Đã bao lần bạn nghĩ mình có thể làm tốt hơn đồng nghiệp hay đối thủ cạnh tranh? Đã bao lần trong các cuộc hội thoại, bạn nghĩ rằng mình biết rõ hơn đối phương?
Đó là một cái bẫy điển hình mà người thông minh thường rơi vào. Người thông thái nhất lịch sử, triết gia Socrates từng nói: "Tôi chỉ biết một điều là: Tôi chẳng biết gì cả". Vậy vì sao chúng ta vẫn dám tự tin thái quá như vậy?
Một trong những lý do chính là, sau khi đạt một thành công nho nhỏ nào đó, bạn thường quên đi việc tự hỏi bản thân. Bạn nghĩ mình đã giỏi hơn rồi. Có thể như vậy thật. Nhưng điều đó không quan trọng.
Khoảnh khắc bạn cho rằng mình giỏi hơn, chính là lúc bạn bắt đầu thua cuộc. Một khi ngừng tự hỏi bản thân, bạn sẽ ngừng học hỏi. Chỉ những kẻ thua cuộc mới ngừng học hỏi.
Thay vào đó, hãy nhớ những gì mang bạn đến nơi bạn đang đứng của hôm nay: sự tò mò, đam mê, nhiệt huyết, và quan trọng nhất, sự chăm chỉ.
(Theo Medium)