Một người đàn ông ở độ tuổi năm mươi cho biết đã mặc quần áo giả gái trong suốt 20 năm 'để giúp đỡ người mẹ bệnh tâm thần của mình đối phó với cái chết của chị gái'. Video về câu chuyện này đang được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.
Một video về người đàn ông khoảng 50 tuổi mặc bộ sườn xám chăm sóc cụ già của Pear Video đang thu hút 4,2 triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo - mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc hiện nay.
Video này cho thấy người đàn ông từ Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) chăm sóc cho mẹ già trong khi mặc một bộ váy truyền thống.
Ông nói với Pear Video rằng ông quyết định ăn mặc như phụ nữ khi mẹ ông bắt đầu có dấu hiệu bệnh tâm thần sau cái chết của con gái.
Ông nói thêm rằng mẹ ông ngay lập tức bị thuyết phục rằng con gái bà đã trở lại.
"Mẹ tôi rất hạnh phúc. Về cơ bản tôi đã sống như một người phụ nữ từ đó. Tôi không còn sở hữu quần áo của đàn ông" - ông cho biết
Trong đoạn video, người mẹ đã nói về con trai mình: "Cô ấy là con gái của tôi, khi con gái tôi chết, cô ấy đã trở thành con gái của tôi".
Người đàn ông nói ông không quan tâm đến những gì mọi người nghĩ bởi vì ông "đang làm việc đó cho mẹ mình".
Hàng ngàn người đã bình luận về video này với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Một số người dùng Weibo khen ngợi người đàn ông, họ nói rằng nó làm cho họ "rất xúc động" và rằng hành vi của người con trai là "thực sự hiếu thảo".
"Để làm cho mẹ mình hạnh phúc, anh ấy ăn mặc như một người phụ nữ trong 20 năm. Không quan trọng bạn nhìn nhận điều này theo cách nào nhưng bạn phải khen ngợi người đàn ông này vì lòng hiếu thảo của anh ta!" - Một người bình luận.
"Đây là một người đàn ông thực sự" người dùng khác viết.
Nhưng một số comment khác lại theo hướng phản biện.
Có ý kiến cho rằng bà mẹ đã thành công trong việc kiểm soát con trai mình, thậm chí một người khác đặt câu hỏi: "Tại sao người mẹ này không hỏi con trai bà ấy đã đi đâu?".
Tôn trọng cha mẹ, trưởng lão và tổ tiên được coi là một giá trị quan trọng trong xã hội và văn hoá Trung Quốc, nhưng đây cũng thường là chủ đề tranh luận trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.
Khái niệm này bắt đầu từ năm 400 trước Công nguyên và là nhân đức cốt lõi của Khổng giáo, được miêu tả trong những tác phẩm đầu tiên của nhà triết học nổi tiếng này. Lòng hiếu thảo là một trong những tiêu chí chính cho việc lựa chọn các quan chức sớm nhất là thời nhà Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công Nguyên).
Có thể dùng một comment của người dùng Weibo để tạm kết luận về câu chuyện này: "Bạn nên hiếu thảo, tuy nhiên ở mức độ nào đó, người ta thật khó để hiểu bạn".