Nếu như bạn đã lên kế hoạch đi thăm một người thân bị bệnh vào cuối tuần, nhưng vì người yêu đột ngột yêu cầu phải đi mua sắm cùng, bạn vội vàng hủy lịch để làm người ấy vừa lòng – đó có thể là dấu hiệu cuộc sống của bạn đang bị ảnh hưởng bởi chứng “nghiện tình”.
Tiến sĩ Margaret Paul và Bác sĩ Femke Buisman-Pijlman, một nhà nghiên cứu về tình trạng nghiện chất (Australia) chỉ ra rằng não bộ của chúng ta có thể khiến chúng ta bị “nghiện” người yêu, theo cùng một cách như khi chúng ta bị lệ thuộc vào một chất kích thích hoặc thực phẩm nào đó.
Bác sĩ Buisman-Pijlman trong một bài viết trên tạp chí Cosmopolitan, đã miêu tả tình trạng này: “Khi bạn bắt đầu yêu, bạn có thể cảm thấy ngây ngất như khi khởi đầu dùng ma túy hoặc rượu. Khi sự hồi hộp của tình yêu mới lắng xuống, bạn có thể bị bỏ lại với sự lệ thuộc tâm lý”.
Dưới đây là 10 dấu hiệu chứng tỏ tình trạng “nghiện tình” đang phá hỏng cuộc sống, các mối quan hệ xã hội và sự nghiệp của bạn:
1. Bạn muốn ở bên họ nhiều đến nỗi hình ảnh người ấy xâm chiếm mọi ngóc ngách cuộc sống
Bạn làm phiền bạn bè bằng cách liên tục, liên tục nói, kể về người đó và dành thời gian cho họ, thay vì phải làm những việc quan trọng hơn.
2. Bỏ qua công việc để thỏa mãn “chuyện yêu”, ngày này sang ngày khác
Nếu bạn thường xuyên bỏ qua công việc để quan hệ tình dục, thực hiện nhu cầu này ở những nơi không thích hợp hoặc vào thời điểm tồi tệ, hoặc nó chiếm nhiều giờ trong ngày của bạn, đây có thể là dấu hiệu của mối quan hệ đang trở nên không lành mạnh.
3. Bạn không thể kiểm soát mong muốn nhìn thấy và nói chuyện với người ấy
Nếu bạn đã tự đặt ra quy tắc về thời điểm bạn muốn liên hệ với đối tác của mình nhưng bạn không thể giữ được các quy tắc đó, có thể bạn đang mất kiểm soát.
4. Bạn tiêu hết tiền cho anh/cô ấy
Chẳng có gì xấu nếu mua một vài món quà vào những dịp đặc biệt, giúp thanh toán một vài hóa đơn, nhưng bạn có thể đang bị “lụy tình” nếu mang công mắc nợ vì các món quà dành cho người ấy.
5. Bạn không thể hạnh phúc nếu không có họ
Dành thời gian với người yêu chắc chắn là một niềm vui, nhưng bạn vẫn nên tận hưởng cuộc sống khi họ không ở đó. Nếu bạn không có ai, điều gì trong cuộc sống làm cho bạn hạnh phúc ngoài người ấy, có thể bạn đang bị phụ thuộc về cảm xúc.
6. Bạn sợ những khi một mình
Nếu bạn không thể ngừng nhắn tin cho “gấu” khi ở một mình (ví dụ như ban đêm), dường như bạn đã coi trọng tình yêu hơn cả những giây phút dành cho cá nhân mình. Hoặc nếu như người ấy đi chơi, tụ tập bạn bè, bạn không thể cũng làm như vậy. Bạn cảm thấy bồn chồn, bực dọc và thất vọng.
7. Bạn hoảng hốt thấy rõ khi nghĩ đến việc mất người ấy
Nếu bạn vô tình chạm mặt “người cũ” của họ và tức giận, ghen tuông vô lý, có thể bạn đang ở trong tình trạng lụy tình mà không biết.
Làm thế nào để vượt qua cơn nghiện tình yêu
- Đặt ranh giới
- Đừng bỏ qua những cảm xúc không vui
- Yêu bản thân mình
- Luôn thành thật
- Giữ mối quan hệ cân bằng
- Giữ cho mình khỏe mạnh
- Thử viết nhật ký về cảm xúc của bạn
- Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp
Nguồn: Healthista
8. Cố gắng đánh giá xem người ấy yêu mình chừng nào
Bạn có thể bị ám ảnh nếu bạn xem xét tất cả mọi thứ “đối tác” thể hiện, từ ngôn ngữ cơ thể của họ tới những câu nói, những món quà người ấy thể hiện… Nếu quá mức bận tâm, thậm chí đau đớn vì điều đó, chắc chắn rằng bạn đang tự đánh mất mình.
9. Bạn sử dụng tình dục để “giữ chân” người ấy
Muốn cho người ấy yêu mình hơn, bạn chấp nhận sử dụng sex, ngay cả những khi tâm trạng của bạn không hề phù hợp. Sex không phải thứ dùng để mua tình yêu – đó phải là điều làm cả 2 cảm thấy hạnh phúc.
10. Bạn trở nên thụt lùi trong công việc, xa rời bạn bè và gia đình
Nếu bạn không làm việc tốt bởi vì quá bận rộn nhắn tin với chàng/nàng, check điện thoại xem người ấy viết gì trên Facebook… bạn nên nghĩ lại về mối quan hệ của mình.
Làm việc tốt, cũng như giữ các mối quan hệ với gia đình và bạn bè… luôn là những việc cần đầu tư thời gian. Ngoài quan hệ với người ấy, việc giữ cuộc sống bình thường và các mối quan hệ tốt đẹp với những người khác cũng rất quan trọng.