Giải đề thi lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2018 chính xác nhất

Đề thi và hướng dẫn giải đề thi lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2018 đầy đủ, chính xác nhất, phụ huynh và học sinh nên tham khảo.

Đề thi lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2018

Ngày 6/6 vừa qua, các thí sinh lớp 10 ở Hà Tĩnh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ Văn. Gia đình mới xin chia sẻ đề thi lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2018 để các thí sinh và phụ huynh tham khảo.

Câu 1. (2 điểm)

Đọc đoạn trích sau và tra lời các câu hỏi

“Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đối tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, "xứ gì ngộ quá, đầu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiểm đỏ. Con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đáng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi..." Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là "phải ở dưới quê...". Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông So đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, "phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm..". Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, "phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo..."

(...)Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc …”

(Biển cửa mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, Tr. 5,6,7)

a) Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

b) Tại sao chủ nhà lại "hoang mang" và cảm thấy "thế giới mơ ước của họ có

nguy cơ đổ vỡ" trước cô giúp việc.

Câu 2. (3 điểm)

Thời gian - Quà tặng kỳ diệu của cuộc sống! Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 - 400 chữ) bàn về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò hiện nay.

Câu 3. (5.0 điểm)

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặt tới

Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXBGDVN, 2014, tr. 129)

Hướng dẫn giải đề thi lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2018

Đáp án đề thi lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2018

Dưới đây là hướng dẫn giải đề thi lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2018 thí sinh nên tham khảo.

Câu 1:

a) Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự

b) Chủ nhà hoang mang bởi vì trước đó đã nghĩ rằng cuộc sống hiện tại sung túc đầy đủ là thiên đường nhưng mà sau khi có sự xuất hiện của cô giúp việc trong gia đình, họ lại nghĩ tới một cuộc thư thái và thoải mái mới là hạnh phúc.

Câu 2:

Giải thích

- Thời gian: không định nghĩa được rõ ràng, nhưng vẫn biết có cái gì đó đang chảy trôi làm thay đổi mọi vật (nước có thể làm mòn đá phải trải qua ngày này đến ngày khác thì mới mòn được). Cái sự trải qua đó, ta tạm gọi là thời gian.

- Thời gian: sẽ không bao giờ giống nhau vì nó không quay trở lại. Ngày hôm qua sẽ không giống ngày hôm nay là vậy.

- Thời gian vô cùng quan trọng, vì cái duy nhất không lặp lại. Vì vậy nó là điều độc đáo - là quà tặng kì diệu của tạo hoá.

2. Bình luận

- Ai cũng có một quỹ thời gian không bao giờ nhiều hơn tuổi thọ của mình.

Thời gian làm cho ta khôn lớn lên, nhưng cũng làm cho ta già và chết đi.

- Thời gian sẽ không trở lại, nên ai biết gìn giữ, đón nhận và trân trọng nó, thì ta làm được nhiều điều có ý nghĩa trong đời

Ai lãng phí thời gian, sẽ từng bước rơi vào sự lạc lõng và chán nản - trở thành đời thừa.

- Thời gian là chứng nhân cho những giá đích thực.

- Liên hệ bản thân

Câu 3:

I. Mở bài :

- Giới thiệu tác phẩm: Đồng chí, tác giả: Chính Hữu.

- Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt bắc.

Vào những năm kháng chiến chống Pháp, đất nước ta sục sôi ý chí, quyết tâm đánh giặc. Hoà mình vào khí thế ấy đã có hàng vạn, hàng triệu thanh niên nhập ngũ. Những chiến sĩ dũng cảm, can trường ấy đã trở thành một hình tượng, một đề tài trong thơ ca thời đó. Một trong những bài thơ rất hay về người chiến sĩ, về tình đồng đội là bài Đồng chí của nhà thơ lính Chính Hữu.

II. Thân bài: Phân tích từng đoạn thơ:

- Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu

trong gian khổ:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần anh có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày"

Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng,phải đối mặt với sốt rét rừng,cái lạnh giá của màn đêm.....Chỉ đôi mảnh quần vá,cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng,nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa....Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cả những người lính. Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tổ quốc, một nụ cười ngạo nghễ, yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng.

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giác tới"

Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trong gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết. Vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dù đêm đã khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ,câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:

"Đầu súng trăng treo"

Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian,ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau "kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

III. Kết bài.

Quả thật, đoạn thơ đã thể hiện một một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.

Phương Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan