Tham khảo gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hải Dương năm 2021 do Hệ thống Giáo dục HOCMAI và ICAN.VN thực hiện.
Bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Hải Dương năm 2021 diễn ra trong 120 phút.
Đề thi gồm có 2 phần và 5 câu hỏi. Trong đó bài phân tích văn học 5 điểm rơi vào đoạn trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Đề Ngữ văn như sau:
Hệ thống Giáo dục HOCMAI và ICAN.VN gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 môn Ngữ văn của Hải Dương như sau:
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên nói với ông họa sĩ khi kể về công việc và cuộc sống của mình.
Câu 2. Biện pháp tu từ so sánh: “gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung” nhằm nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ trong công việc của anh thanh niên.
Câu 3. Qua đoạn văn, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên:
- Cởi mở, chân thành.
- Mạnh mẽ, giàu nghị lực.
- Say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Về hình thức
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.
- Là đoạn văn đầy đủ dung lượng.
- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Lời khen là một món quà.
6. Triển khai vấn đề
- Giải thích: Lời khen là những lời nói tốt đẹp nhằm mục đích động viên, khích lệ con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa.
- Ý nghĩa của lời khen đối với lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid - 19:
- Liên hệ thực tiễn nhận thức và hành động của bản thân:
Câu 2.
1. Về hình thức
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.
- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất nước trong hai khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
b. Triển khai vấn đề
b1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn thơ và vấn đề nghị luận.
b2. Thân bài
* Sự say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên xứ Huế tuyệt đẹp (Khổ 1)
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên xứ Huế:
+ Hình ảnh: dòng sông, bông hoa tím thân quen bình dị đậm chất Huế.
+ Màu sắc: xanh, tím tươi tắn, hài hòa.
+ Âm thanh: rộn rã vui tươi của tiếng chim chiền chiện.
Cụ thể:
+ Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ “mọc”: nhấn mạnh sự trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ của bông hoa giữa mênh mông trời nước.
+ Sự kết hợp hai sắc màu xanh - tím tạo màu sắc tươi thắm, đầy sức sống nhưng cũng rất nhẹ nhàng thân thương, ngọt ngào của vùng đất cố đô.
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện lảnh lót trong trẻo tô điểm thêm cho bức tranh xuân thêm lộng lẫy, mở ra không gian cao rộng, khoáng đạt.
- Cảm xúc của nhà thơ:
- Nhà thơ say sưa, ngây ngất, nâng niu trân trọng trước vẻ đẹp kì diệu của đất trời vào xuân:
+ Sử dụng thán từ ơi, câu hỏi tu từ hót chi mà, phép nhân hóa: gọi chim chiền chiện như gọi người bạn thân thiết, gần gũi.
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác giọt long lanh, hứng: từ sự cảm nhận bằng thính giác, chuyển sang cảm nhận bằng thị giác, xúc giác rồi bằng cả tâm hồn, bằng trí tưởng tượng liên tưởng độc đáo của tác giả.
* Lời ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, đất nước (Khổ 2)
- Điệp từ “mùa xuân”, “lộc”, “người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống, chiến đấu và lao động của nhân dân.
- Nhà thơ hướng tình cảm của mình tới những con người cụ thể, những con người làm nên lịch sử, làm nên mùa xuân. Đó là người chiến sĩ với sứ mệnh cầm súng, bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc và người ra đồng đang ngày đêm cần mẫn lao động, xây dựng đất nước giàu đẹp.
- Sức xuân được thể hiện rõ nhất qua điệp từ “lộc”:
+ Lộc được hiểu là chồi non, lá biếc. Với người chiến sĩ, lộc chính là những cành lá ngụy trang theo bước ra trận; với người nông dân, lộc chính là những mầm mạ tươi xanh được cày cấy, gieo trồng.
+ Lộc biểu tượng cho sức sống, cho sự sinh sôi, nảy nở và những giá trị, thành quả tốt đẹp mà người chiến sĩ hay người ra đồng mang đến cho đất nước.
- Điệp ngữ “tất cả” cùng phép lặp cấu trúc “tất cả như…” diễn tả được không khí lên đường rộn ràng cũng như không khí lao động hăng say, tươi vui trong những năm tháng gian lao mà hào hùng của Tổ quốc. Nếu như từ láy “hối hả” là vội vã, khẩn trương, không dừng lại thì từ láy “xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hòa lẫn với nhau xao động. Đó cũng là tâm trạng tác giả, là tiếng lòng của tác giả reo vui, náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người.
c. Kết bài: Đánh giá chung vấn đề cần nghị luận.