Hỏi: Chào bác sĩ, đợt này thời tiết nóng lạnh thất thường nên mấy đứa cháu nhà tôi (nhỏ nhất là 2,5 tuổi và lớn nhất là 8 tuổi) thường xuyên bị ho hắng và chảy nước mũi kéo dài mà không khỏi hẳn. Gia đình cũng đã cho các cháu đi khám và uống thuốc.
Tuy nhiên dù uống hết thuốc được chỉ định song chỉ đỡ mà không hết hẳn ho và mũi vẫn bị ướt. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi gia đình nên chú ý những gì trong thời tiết như này để hạn chế tình trạng trên ở các cháu? Tôi xin cảm ơn!
Chị Hoàng Thị Hà (Ngõ 28 ph.ố Chính Kinh - Thanh Xuân - HN)
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: Trường hợp trẻ bị tái đi tái lại hiện tượng ho, chảy mũi vào thời điểm giao mùa là khó tránh dù được thăm khám và điều trị theo đúng y lệnh (có trẻ đầu tháng bị, giữa tháng bị, cuối tháng lại bị). Một câu hỏi đặt ra là: Liệu có phải do đợt trước trẻ chưa khỏi hẳn hay chưa được điều trị dứt điểm bệnh?
Tuy nhiên, sau nghiên cứu, y học có kết luận, sau một đợt ốm mà không có biến chứng, bệnh khỏi dần thì sau khoảng nửa tháng sẽ tái diễn một đợt. Vì không giống nhau nên có thể đợt này trẻ nhiễm vi khuẩn phải dùng kháng sinh, đợt sau không nhiễm khuẩn nên không phải dùng tới kháng sinh điều trị.
Vì thế, không phải cứ tái phát lại là bố mẹ lại cho con dùng kháng sinh vì thấy các triệu chứng có vẻ giống lần trước đó là: ho, hắt hơi, sổ mũi... là tưởng giống nhau. Tái phát hay tái đi tái lại là do bác sĩ chuyên khoa xác định. Tái đi tái lại chỉ có trên trẻ có cơ địa kém (mang bệnh cảnh khác nữa kèm theo).
Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên rất dễ nhận biết và có 2 triệu chứng mà mọi người sợ nhất là: ho và sốt nhưng gần đây kèm theo ho-sốt, nước mũi chảy.
Nếu đơn thuần ho sốt thôi thì dùng thuốc hạ sốt mà trẻ vẫn ăn chơi bình thường thì chưa có vấn đề gì. Chỉ sợ khi có các biến chứng xuống phổi. Khi có biến chứng ở phổi thì khó thở, thở nhanh, thở phát ra tiếng bất thường thì phải đến cơ sở y tế. Và cần lưu ý biến chứng ở tai vì liên quan đến thính giác của trẻ.
Với thời tiết này, cha mẹ chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, một chế độ dinh dưỡng tốt thì sức đề kháng tốt. Bên cạnh đó, mặc quần áo phù hợp thời tiết, tránh phong phanh, khiến trẻ dễ lạnh. Nhưng cũng không được quá ấm và kín khiến trẻ dễ đổ mồ hôi.
Khi đó, mồ hôi không được thấm kịp thời sẽ khiến trẻ cảm lạnh và viêm hô hấp hay viêm phổi la khó tránh. Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tay chân, nhất là khu mũi họng cho trẻ cẩn thận, đều đặn sẽ hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, để chủ động và giảm thiểu ho tái phát, ho kéo dài, phụ huynh có thể dùng thuốc ho thảo dược triết xuất dưới dạng siro ho dành cho trẻ. Những siro ho có thành phần thảo dược như mơ, gừng, bách bộ, tỳ bà diệp… có tính kháng khuẩn hay làm giảm các cơn kích ứng ho do thời tiết rất hiệu quả mà không lo tác dụng phụ. Riêng đối với trẻ béo phì hay có nguy cơ béo phì thì nên tìm trên thị trường loại siro ho dùng đường không năng lượng (đường sucralose) sẽ hạn chế tối đa độ ngọt thường có trong các siro chữa ho./.