Ngộc độc thực phẩm hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm vào các ngày lễ, Tết không còn là chuyện hiếm. Dưới đây là cách phòng tránh và cách xử lý ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc.
Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.
Một số triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy và nôn. Ngoài ra, chúng ta có thể bị đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ.
Khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào. Tuy nhiên, bạn không nên gây nôn ở trẻ em vì trẻ dễ bị sặc. Sau khi nôn hết, bạn hãy uống oresol để bù điện giải.
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi.
Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.
Uống nước tại vòi có thể gây ngộ độc bởi vì vi khuẩn có hại có thể dễ dàng xâm nhập.
Hơn nữa, khi vòi nước không được vệ sinh và bảo quản sạch sẽ, chúng ta không chỉ ngộ độc mà còn dễ mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Cách tốt nhất là nên uống nước đóng chai để đảm bảo vệ sinh.
Những loại nước sốt, đồ ăn chế biến sẵn, rau sống, salad có thể là những thực phẩm dễ gây ngộ độc.
Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên ăn chín, uống sôi, chế biến sạch sẽ, không nên để quá nhiều thực phẩm sống, chín lẫn lộn trong tủ lạnh rất dễ lây lan các vi khuẩn lây bệnh.
Vào ngày Tết, nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch thay vì về quê, ở nhà đón Tết.
Nhưng để phòng tránh ngộ độc hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khi đi du lịch, bạn nên kiểm tra nơi đến có những món ăn gì không hợp với mình hay không.
Đi du lịch, chúng ta cần thận trọng với các món ăn đường phố vì chúng có thể gây ngộ độc và nên đem theo thuốc dự phòng trong trường hợp bị tiêu chảy, sốt...
Đây là cách phòng tránh bệnh tật, ngộ độc rất hiệu quả bạn nên áp dụng.
Rửa tay bằng xà phòng có thể giúp bạn rửa sạch vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ các mầm bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với tay, chân.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ rất hay bốc thức ăn, rửa tay hằng ngày sẽ giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh về tiêu hóa rất hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng để loại bỏ nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm và gây rối loạn tiêu hóa ngày Tết, chúng ta nên rửa sạch hoa quả trước khi ăn và tốt nhất nên chọn những loại quả có thể bỏ vỏ được.
Chuối, dứa, xoài là những loại quả lý tưởng cho bạn thưởng thức vào ngày Tết mà ít khi bị ngộ độc.
Khi sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể sẽ rất yếu. Vì vậy, người bệnh phải chú ý dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu. Một số thực phẩm bạn nên dùng khi bạn bị ngộ độc thực phẩm như:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Châu Phi và vùng Đông Nam Á là những nơi dễ bị ngộ độc nhất. Ước tính trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người ăn phải thực phẩm bẩn và có khoảng 420.000 tử vong vì ngộ độc thực phẩm.
Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh, mỗi năm có khoảng 125.000 trẻ tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngộ độct hực phẩm xảy ra phổ biến ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Lý do là vì nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh kém, nhận thức không đầy đủ, và không có đủ điều kiện để bảo quản thực phẩm, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chưa thực sự khắt khe.
(Theo Dailymail)
Xem thêm Clip: Mẹo rửa rau, củ, quả sạch bay hóa chất