Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết không bị tán tài, tán lộc ai cũng cần biết

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết không bị tán tài, tán lộc mà gia chủ nào cũng nên biết.

Trong văn hóa người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong mỗi căn nhà. Đây là nơi giao thoa giữa thế giới người trần với người âm, là nơi con cháu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ tới các bậc gia tiên, tiền tổ. Chính vì thế việc lau dọn bàn thờ ngày Tết là vô cùng quan trọng. Vậy cách lau dọn bàn thờ ngày Tết không bị tán tài, tán lộc là gì?

Nên dọn bàn thờ ngày Tết vào thời điểm nào?

Lau dọn bàn thờ hay dân gian còn gọi là bao sái, đây là phong tục từ xa xưa của dân tộc Việt Nam, tuy nhiên về phong tục, lễ nghi thì tùy từng địa phương mà có các lưu ý khác nhau. Thường các gia đình sẽ chọn ngày lau dọn ban thờ trong khoảng thời gian từ 23 tháng Chạp cho đến trước ngày 30 tháng Chạp. Sở dĩ lựa chọn ngày này là bởi đây là thời gian Táo quân vắng mặt vì thế mà quá trình xê dịch ban thờ mới không gây mạo phạm và khi các Táo trở về thì bàn thờ đã sạch sẽ rước các ngài.

Bàn thờ tổ tiên có sạch sẽ, lễ nạp ngay ngắn mới thể hiện được lòng thành kính của gia chủ với ông bà tổ tiên.

Lau dọn bàn thờ ngày Tết cần được thực hiện một cách chính xác nếu không muốn bị hao tán tài lộc

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết không bị tán tài, tán lộc

Dọn dẹp bàn thờ là công việc không hề đơn giản bởi đây là nơi hiện diện của thần linh - vị thần mang lại may mắn cho gia chủ, do đó dọn dẹp bàn thờ sao cho không phạm là điều vô cùng quan trọng.

Trước hết, để không phạm và mang lại điều may mắn cho cả gia đình, gia chủ phải chọn được vị trí đặt bàn thờ phù hợp tuyệt đối không xê dịch nhất là bát hương tổ tiên (quan niệm tùy từng vùng). Theo quan niệm dân gian, bát hương khi đã được phù thì thường không được phép dịch chuyển, nếu muốn chuyển cần làm lễ để xin phép các thần, gia tiên.

Để lau dọn bàn thờ ngày Tết không bị tán tài, tán lộc gia chủ nên chú ý một số điều quan trọng sau:

- Gia chủ - người sẽ tiến hành bao sái cần phải tắm rửa thật sạch sẽ rồi chuẩn bị chổi quét bàn thời, khăn lau sạch, nước sạch và nước thơm (gia chủ có thể sử dụng nước hoa hòa với rượu trắng và nước gừng) để lau bàn thờ.

- Trước khi lau dọn bàn thờ Tết nguyên đán sao cho không phạm, gia chủ thắp hương chắp tay trước ban thờ và cầu khấn xin các bậc thánh thần, gia tiên tiền tổ được phép bao sái để bàn thờ trang nghiêm và thanh tịnh nhất. Việc khấn này cũng là để thần phật chứng giám và tạm lánh sang để cho gia chủ bắt đầu lau dọn.

- Sau khi khấn xong, gia chủ đợi hết tuần hương rồi mới hạ bát hương cũng như đồ cúng, bài vị xuống một nơi sạch sẽ đã chuẩn bị từ trước đó. Nên lau dọn, chỉnh sửa bàn thờ, bát hương một cách nhẹ nhàng và tỉ mỉ. Lưu ý thứ tự lau rất quan trọng, gia chủ lau dọn bàn thờ Tết hãy nhớ lau từ trên cao xuống, lau bài vị của các thần phật trước rồi mới đến bài vị tổ tiên để tránh trường hợp mạo phạm. 

- Khi đã lau dọn sạch sẽ gia chủ lại cẩn thận đặt lại tượng, bài vị vào đúng vị trí đã từng đặt trước đây. 

Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

- Nếu có tỉa và hóa chân nhang thì gia chủ cũng có thể thực hiện luôn trong ngày này. Chân nhang sau khi tỉa đem hóa và rắc tro ra sông, suối ngụ ý mong ông bà, tổ tiên mát mẻ.

Trong trường hợp nhà mới có người mất thì không nên tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết để tránh khói bụi bay vào mắt người đã mất. Đặc biệt, tránh đặt các vật dụng không phải đồ thờ cúng lên ban thờ như: Vật phẩm phong thủy... đây là điều tối kị nhất định đừng để mắc phải.

Xem thêm:

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan