Rết là loài côn trùng có rất nhiều ở nước ta từ nông thôn đến thành thị. Vậy nếu không may bị rết cắn có làm sao không, nên xử lý vết rết cắn như thế nào?
Rất là một loại côn trùng độc hại, chất độc chứa trong cặp vuốt ở vùng miệng. Trả lời cho câu hỏi bị rết cắn có sao không, câu trả lời là có. Khi bị rết cắn, chất độc sẽ đi vào cơ thể gây đau đớn, nhức đầu, buồn nôn và sốt.
Nếu con rết lớn cắn bạn thậm chí còn gây nên tình trạng co giật và hôn mê, tính mạng cũng có thể bị đe dọa nếu không kịp thời xử lý vết cắn.
Thường chúng ta bị rết cắn trong những trường hợp rất bất ngờ, có thể là trong khi vô tình dẫm vào chúng. Trước khi đến phòng khám để xử lý, chúng ta cần xử lý nhanh để tránh độc lan rộng ra các vị trí khác trên cơ thể.
Đơn giản là dùng một sợi dây để buộc vào phía trên vết rết cắn (thắt ga – rô). Việc làm này nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau khi thực hiện bước này, bạn mới tiếp tục điều trị bằng các bài thuốc khác.
Tùy vào mức độ vết thương khi bị rết cắn mà có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên nếu phần miệng vết thương do rết cắn nhỏ, có thể áp dụng cách điều trị dưới đây.
- Dùng dầu gió thoa vào phần vết thương, sau một thời gian vết rết cắn sẽ tự khỏi.
- Để làm thuyên giảm những cơn đau nhức do rết cắn, dùng tỏi giã nhỏ và đắp vào phần vết thương.
- Lấy một nắm rau sam rửa sạch, dã nát rồi đắp vào chỗ bị rết cắn.
- Giã nhuyễn hạt mướp đắng trộn với một ít giấm ăn. Uống một chút nước của hỗn hợp này, phần còn lại đắp trực tiếp vào vết rết cắn.
- Dùng lá ớt giã nhỏ đắp trực tiếp vào vết thương do bị rết cắn, đắp đều đặn mỗi ngày từ 1 đến 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Lưu ý nếu đã điều trị bằng một số cách nói trên sau khi bị rết cắn mà vẫn không khỏi, càng ngày càng sưng, càng đau nhức thì chắc chắn bạn đã trúng độc từ rết. Lúc này cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ có thể tìm ra những cách xử lý và điều trị phù hợp, kịp thời nhất.