Bị đứt tay nhớ làm ngay 5 điều này để vết thương nhanh khỏi

Nấu nướng hoặc không may va phải vật sắc nhọn khiến bạn bị đứt tay. Vậy làm thế nào để cầm máu nhanh cho vết đứt và bị đứt tay bao lâu thì khỏi?

Đứt tay là tình huống dễ gặp trong đời sống hằng ngày. Việc không cẩn thận trong dọn dẹp, nấu nướng khiến da tay của bạn bị tổn thương. Thông thường vết đứt ở đầu ngón tay sẽ dễ chảy nhiều máu hơn. Vậy có cách nào để cầm máu nhanh, tránh bị nhiễm trùng hay không và bị đứt tay bao lâu thì khỏi?

Trong bài viết này, Gia đình mới sẽ chia sẻ đến bạn một số mẹo nhỏ giúp bạn cầm máu cực nhanh để vết đứt tay mau lành.

Bị đứt tay hãy sơ cứu đúng cách nếu không muốn bị biến chứng

Bị đứt tay phải làm sao?

- Rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn

Khi bị đứt tay, hãy rửa sạch tay với nước rửa tay để loại bỏ những vi khuẩn gây hại đang bám xung quanh. Bản thân khi khuẩn lây lan rất nhanh vì thế để tránh tình trạng chúng lây lan từ vùng này sang vùng khác hãy vệ sinh sạch sẽ cả bàn tay nhé.

- Oxy già là thứ không thể thiếu

Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt oxy già vào bề mặt vết thương. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại còn xót lại. 

Khi bị đứt tay cần sơ cứu và vệ sinh đúng cách để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm

- Làm khô vết thương

Sau hai bước trên, hãy sử dụng khăn mềm, giấy khô để lau hết vùng nước ẩm còn sót quanh vết thương. Lưu ý không lau trực tiếp lên vết thương bởi nó không chỉ khiến bạn đau đớn mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn.

- Thuốc mỡ 

Hãy dùng thuốc mỡ thoa lên vết thương để làm dịu và giúp vết đứt tay nhanh lành hơn.

- Băng keo y tế

Sau 4 bước kể trên, hãy cẩn thận dùng băng keo dán lên vùng có vết thương. Dán thật khéo để tránh ảnh hưởng đến vết thương và bao trọn để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Bị đứt tay bao lâu thì khỏi?

Theo các bác sĩ, để xác định chính xác bị đứt tay bao lâu thì khỏi là vấn đề rất khó bởi thực tế tùy vào tình trạng vết đứt tay cũng như cơ địa, cách sơ cứu của người bệnh mà thời gian khỏi sẽ rút ngắn đi hay kéo dài ra. Bị đứt tay có thể khỏi sau từ 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương quá sâu, diện tích quá lớn và cơ địa người bệnh khó thích ứng thì việc kéo dài khoảng 1 tuần thậm chí là cả tháng là điều dễ hiểu.

Chính vì thế, thay vì quan tâm bị đứt tay bao lâu thì khỏi, hãy tiến hành sơ cứu và chăm sóc vết thương theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia. Thực hiện thay băng một ngày tối thiểu 1 lần để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ đảm bảo không có vi khuẩn lây lan, xâm lấn.

Đã có rất nhiều trường hợp đứt tay không vệ sinh, chăm sóc đúng cách dẫn đến tình trạng sưng tấy, phát mủ trắng và gây ra các cơn đau buốt. 

Đứt tay nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ra các biến chứng đáng tiếc.

Xem thêm:

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan