Bệnh tay chân miệng thường tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3- 5 và tháng 9-10. Hiện đã vào năm học mới, học sinh đến trường, dự báo số ca mắc tay chân miệng sẽ gia tăng nhanh.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 38.704 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.536 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
So với cùng kỳ năm 2019 (61.226), số mắc cả nước giảm 36,3%, số trường hợp nhập viện giảm 31,4%, so với cùng kỳ giai đoạn 2013-2017, số nhập viện giảm 57,6%.
Tuy nhiên, hiện một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa…
Chỉ tính riêng tại TP.HCM, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ đầu năm đến nay TP.HCM ghi nhận 6.358 ca tay chân miệng tại 24 quận, huyện.
Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 21.054 trường hợp (chiếm 54,4%), miền Bắc 12.671 trường hợp (chiếm 32,7%) miền Trung 4.007 trường hợp (chiếm 10,4%) và Tây Nguyên 972 trường hợp (chiếm 2,5%).
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, năm nay dịch đến muộn khi trẻ từ 1-5 tuổi trở lại trường trễ, vì vậy dịch chân tay miệng chỉ mới vào đầu mùa chưa đạt đỉnh dịch.
Song, tình trạng bệnh nhi nhập viện do bệnh ngày càng tăng dần. Do đó, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để dịch không lây lan trên diện rộng.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3- 5 và tháng 9- 10.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: