Trinh nữ hoàng cung từng chỉ được sử dụng trong các gia đình hoàng tộc ở Việt Nam. Ngày nay, thảo dược này đã 'bước chân' vào thị trường vào Mỹ và được các nhà khoa học nước này quan tâm nghiên cứu.
Tại Việt Nam, cây Trinh nữ hoàng cung (tên khoa học là Crinum latifolium) gắn liền với tên tuổi của nhà khoa học, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Loại cây này được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị cho các thành viên trong gia đình hoàng tộc ở Huế.
Năm 1990, Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã bắt đầu nghiên cứu đa hình di truyền các giống trinh nữ hoàng cung và tìm ra một trong bảy giống có chứa hoạt chất alcaloid và flavonoid, những chất ức chế sự phát triển khối u. Sau 15 năm nghiên cứu, bà đã thành công trong việc chiết xuất alcaloid từ lá cây trinh nữ hoàng cung làm nguyên liệu sản xuất viên nang Crila.
Được biết đến như "loại thảo dược của nhà vua", cây Trinh nữ hoàng cung có tác dụng làm dịu các triệu chứng liên quan đến các vấn đề tuyến tiền liệt ở nam giới và mãn kinh ở nữ giới.
Ngày 26/6/2012, nhật báo Mỹ Mercurynews đã có bài viết về công dụng của thảo dược Việt Nam nói chung và cây Trinh nữ Hoàng cung nói riêng:
Việt Nam bây giờ được coi là mảnh đất màu mỡ cho các nghiên cứu về thực vật khi người Mỹ đang ngày càng mở rộng với các loại thuốc phi truyền thống. Các nhà khoa học từ Mỹ đang tìm đến các quốc gia Đông Nam Á, được biết đến như một điểm nóng sinh học với khoảng 12.000 loài thực vật. Và các nhà đầu tư, một số từ Thung lũng Silicon, đang tính tới kế hoạch hỗ trợ cho các sản phẩm như Trinh nữ hoàng cung hay còn gọi là Crila vào thị trường Mỹ.
"Đây là một trong những khu vực đa dạng nhất trên thế giới", Djaja Djendoel Soejarto, giáo sư tại Đại học Dược tại Đại học Illinois ở Chicago, nói về khu vực Đông Nam Á như vậy. Ông chia thời gian của mình giữa Mỹ và Việt Nam, nơi ông nghiên cứu về thực vật và cách chúng được sử dụng để điều trị bệnh.
"Người ta tin rằng loài thảo mộc là một phần của văn hóa dân gian, được một dân tộc sử dụng cho hàng ngàn năm, ắt hẳn phải có một cái gì đó bên trong," ông nói. “Nhiều cây trồng ở Việt Nam đã được sử dụng để điều trị bệnh. Tiềm năng phát triển các loại thuốc mới chính là mối quan tâm của chúng tôi”.
Việt Nam có một lịch sử lâu đời về việc dựa vào cây trồng để chữa bệnh. Theo truyền thống Việt Nam, Tuệ Tĩnh, được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ XIV.
Giáo sư Soejarto cùng với các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra những hợp chất hóa học mới mà ông hy vọng một ngày nào đó có thể đem đến những phương thức điều trị mới các bệnh như sốt rét và ung thư.
Ikhlas Khan, trợ lý giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản phẩm Thiên nhiên Quốc gia thuộc Đại học Mississippi, cho biết, điều làm cho các nước châu Á còn tương đối kém phát triển như Việt Nam trở nên quan trọng trong lĩnh vực điều trị tự nhiên là “rất nhiều kiến thức truyền thống vẫn được bảo tồn”. Trường này cũng đã hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. "Đây là thời điểm tốt để các nhà khoa học Việt Nam lưu tâm đến di sản của họ”.
Trong khi không nghiên cứu về Trinh nữ hoàng cung, thì Khan vẫn tin rằng Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các nhà nghiên cứu của cô "biết họ đang làm gì."
"Chưa bao giờ có tác dụng phụ xấu", Nguyễn Thị Ngọc Trâm nói.
"Một số đàn ông nói loại cây này thậm chí còn tăng chức năng tình dục của họ", bà nói thêm.
Tiến sĩ Michael Scott, bác sĩ sản phụ khoa ở Atlanta khi tới thăm phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã quyết định tiến hành thử nghiệm lâm sàng cây Trinh nữ hoàng cung để xem liệu thảo dược này có hiệu quả trong điều trị u xơ tử cung ở phụ nữ hay không. Chúng vốn là những khối u không phải ung thư nhưng rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Scott tin rằng Trinh nữ hoàng cung là một hướng điều trị khác mà các bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân mà không gây ra tác dụng phụ tiêu cực vốn thường thấy trong nhiều dược phẩm đắt tiền.
"Khi hệ thống chăm sóc sức khỏe trở nên đắt đỏ hơn, người ta chứng kiến bệnh tật ngày càng nhiều hơn: béo phì, tiểu đường,... thì họ sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của họ, và bao gồm cả các loại thuốc tự nhiên", Tori Hudson, giáo sư lâm sàng tại Trường Cao đẳng Y dược tự nhiên của Portland, Oregon. Tori Hudson đang tiến hành nghiên cứu về tác dụng của Crila đối với các triệu chứng mãn kinh.
Crila đã có mặt trên thị trường Việt Nam dưới dạng viên thuốc từ năm 2005 và đã được sử dụng bởi 300.000 người Việt Nam, Sue McKinney, một doanh nhân có trụ sở tại Mendocino cho biết. Hiện ông đang phân phối thảo dược này tại Mỹ.
Những người sử dụng thảo mộc này nói rằng nó làm giảm các vấn đề tuyến tiền liệt, chẳng hạn như đi tiểu thường xuyên hoặc đi tiểu đau, tiểu buốt, và giảm bớt các triệu chứng mãn kinh với các triệu chứng như nóng ran, đổ mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm trạng... ở phụ nữ.
Nhiều năm trước khi Nguyễn Thị Ngọc Trâm phát triển Crila thành một sản phẩm thương mại, người Mỹ gốc Việt đã mang thảo mộc trở lại những nơi như Thung lũng Silicon, McKinney thuộc Khoa luật Đại học Santa Clara chia sẻ.
Nhưng đến tận cuối năm 2010, Crila đã được bán ở Mỹ dưới dạng thuốc viên.
Ralph Neate, một cư dân ở Santa Cruz đã quyết định trở thành một nhà đầu tư sau khi uống Crila giúp ông giảm triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt. “Trước đây, khi uống trà đá, thì chỉ vừa uống xong tôi đã lại phải chạy vào buồng tắm”, Neate nói. Ông cũng đã có một thời gian khó ngủ vì phải đi tiểu nhiều lần liên tục trong đêm. Nhưng giờ đây, ông cho biết, ông đã ngủ một mạch đến sáng.
Nguyễn Thị Ngọc Trâm được xem là một trong những nhà khoa học hàng đầu tại Việt Nam. Cha cô là một nhà sinh thái học nổi tiếng ở Việt Nam. Nguyễn Thị Ngọc Trâm hiện đang quản lý hai nông trại lớn và một nhà máy sản xuất Crila ở vùng nông thôn phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ công việc chăm sóc thảo mộc của bà không sử dụng phân hóa học mà sử dụng phân bò tự nhiên, diệt sâu bằng dẫn dụ sinh học pheromone để thu được dược liệu sạch theo quy trình GAP – WHO.
“Trinh nữ hoàng cung đã phát huy tác dụng với người Việt Nam và vì vậy nó sẽ có tác dụng với người Mỹ. Tuyến tiền liệt, dù là của người Mỹ hay người Việt thì cũng đều giống nhau”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm chia sẻ.
Xem thêm: Các cây thuốc quý, thảo dược quý tại đây