Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, mỗi người nên chủ động phòng - chống ung thư ngay hôm nay bằng việc thay đổi thói quen và lối sống tích cực.
Nói về bức tranh ung thư ở Việt Nam, bác sĩ Trần Quốc Khánh (bệnh viện Việt Đức) cho biết, tỷ lệ ung thư ở Việt Nam đang đứng thứ 99/185 nước trên thế giới.
Năm 2000, Việt Nam có 68.000 người ung thư, nhưng dự kiến đến năm 2020, Việt Nam có tới 200.000 người bị ung thư, có 300.000 người đang sống với ung thư.
Năm 2018, có 115.000 người tử vong vì ung thư. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư tử vong ở nước ta rất cao bởi có tới 70% bệnh nhân phát hiện bệnh đã quá muộn.
Những ung thư (gọi tắt là K) hàng đầu ở Việt Nam gồm: K gan, K phổi, K dạ dày, K vú, K đại trực tràng và K hầu họng.
Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, thực tế cho thấy có những ung thư có tỷ lệ 70- 80% các trường hợp được phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc rất muộn (Ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư gan…), với hiện trạng như vậy thì dù y học có tiến bộ cỡ nào thì tiên lượng bệnh cũng sẽ vô cùng dè dặt, thời gian sống không được bao lâu.
Bản chất ung thư không thay đổi, nhưng chúng ta cần thay đổi cách nhìn và tiếp cận với nó. Để phòng chống ung thư, ngay từ hôm nay, mỗi người cần có ý thức thực hiện những việc sau:
90% ung thư phát hiện sớm được điều trị khỏi hoàn toàn, đặc biệt là ung thư vú. Để phát hiên sớm nhất bệnh lý ung thư, chúng ta cần xây dựng kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm cho gia đình và có quỹ sức khỏe hàng năm.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc cần thiết đối với mỗi người để phòng tránh ung thư cũng như các bệnh lý khác. Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, để có kết quả chính xác nhất, cần thức hiện:
- Siêu âm các vị trí: bụng, vú, tuyến giáp, tinh hoàn. Trong siêu âm, tay nghề siêu âm của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng.
- Xquang phổi
- Xét nghiệm máu
- Nội soi đường tiêu hóa: Mọi người cần thực hiện nội soi 1 năm/lần.
- Khám chuyên sâu về sản phụ khoa, vú, giáp...
- CT Scanner MRI, xạ hình xương, PET - CT...
Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe. Bác sĩ Khánh khuyên:
Theo WHO, Việt Nam là quốc gia ít vận động nhất, dẫn tới tình trạng bệnh tật. Do đó, mỗi người nên tập luyện ít nhất một trong các môn thể thao như đi bộ, xe đạp, tập gym, bơi lội và Yoga.
- Mọi người cần đủ ngủ giấc, ngủ sâu. Thời gian ngủ tốt nhất là từ 22 giờ - 4 giờ sáng hôm sau.
- Cân bằng tâm lý: Mỗi người nên có thái độ sống tích cực.
- Luôn lắng nghe những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể mình
Bên cạnh đó, bác sĩ Khánh cũng chỉ ra mối liên quan giữa hóa chất, dược phẩm, tia bức xạ, amiăng với các bệnh ung thư như: thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, mực in, chất tạo màu, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, tia tử ngoại...
Do đó, khi sử dụng hóa chất, dược phẩm cần trang bị bao tay, khẩu trang, tăng cường thông thoáng khí, sử dụng các hệ thống lọc khi tiếp xúc.
Khi ra đường, mọi người nên dùng kem chống nắng, mũ, kính, áo dài tay, hạn chế ra đường khung giờ 11 giờ - 16 giờ.
Bác sĩ Khánh cũng khuyến cáo các gia đình cần cho con nhỏ tiêm phòng vắc - xin đầy đủ, bởi tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch là một trong những giải pháp bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất.
Bạn đọc của Tạp chí Gia Đình Mới mong muốn tư vấn-thăm khám về sức khoẻ nói chung & xương khớp cột sống nói riêng, có thẻ trực tiếp gọi điện cho bác sĩ Khánh theo số điện thoại: 0963186789