Người nhà có quan hệ mật thiết với cuộc sống của chúng ta nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên chia sẻ, thảo luận mọi chủ đề với họ.
Dưới đây là 9 chủ đề riêng tư mà bạn nên tránh chia sẻ với người khác, kể cả người nhà hay thân thiết đến đâu.
Khi chúng ta chia sẻ các mục tiêu của mình với người thân, bộ não sẽ bị đánh lừa rằng chúng ta đã đạt được mục tiêu đó dù thực tế là chưa.
Điều này khiến chúng ta bớt nỗ lực trong việc muốn làm và khiến chuyện đạt mục tiêu càng khso khăn hơn.
Nói với gia đình về kế hoạch tương lai không xấu nhưng tốt nhất nên tránh kể quá chi tiết.
Bạn có thể cho người nhà biết bạn có một số vấn đề nhỏ trong chuyện tình cảm, tuy nhiên nếu bạn nói quá chi tiết, quá sâu, tiết lộ mọi suy nghĩ tiêu cực của mình, điều này có thể dẫn tới một số vấn đề về sau.
Người nhà của bạn không có gắn bó với nửa kia của bạn giống như bạn, nên sau này khi bạn đã tha thứ và quên đi thì họ có thể vẫn giữ ác cảm với đối phương.
Họ cũng có thể lo lắng cho bạn và tiếp tục nghi ngờ, không tin tưởng người ấy của bạn.
3. Thu nhập và tài chính của bạn
Nếu bạn tự làm ra tiền, bạn chỉ nên nói con số thu nhập trung bình hàng năm. Gia đình bạn không cần thiết biết rõ từng đồng bạn kiếm được. Ngoài ra nếu có vấn đề tài chính hay tăng lương, bạn cũng không nên nói quá chi tiết.
Chủ đề tiền bạc có thể khiến người thân của bạn lo lắng và đưa ra cho bạn những lời khuyên không cần thiết về cách quản lý tiền bạc, có thể dẫn tới bất đồng, tranh cãi.
4. Bí mật của bạn và người khác
Buôn chuyện với người thân có vẻ vô hại, nhưng dù cho bạn tin tưởng họ đến đâu thì vẫn có khả năng họ tiết lộ một số thông tin bí mật với người khác.
Điều này có thể tác động tiêu cực với bạn và ảnh hưởng mối quan hệ giữa bạn với những người bạn khác cũng như khoảng cách với các thành viên trong gia đình.
5. Kế hoạch sinh con
Cha mẹ bạn có thể mong được bế cháu và liên tục hỏi bạn khi nào định có con. Nhưng hãy nhớ bạn mới là người quyết định cuối cùng.
Để tránh hiểu lầm hay tranh cãi, đôi khi bạn nên né tránh chủ đề này hoặc ít nhất là không để họ tiếp cận quá nhiều thông tin liên quan đến nó.
6. Nhắc lại việc họ từng làm bạn buồn trong quá khứ
Lôi lại những chuyện từng xảy ra trong quá khứ không phải lúc nào cũng tốt, nhất là khi ký ức ấy có thể khiến bạn nhớ lại nỗi đau.
Việc nhắc lại có thể khiến vấn đề gây nhức nhối trở lại và tạo nên những rắc rối không cần thiết.
Nếu có thể, bạn hãy thử tự giải quyết với chính mình và quên đi.
Chỉ nên đưa ra những vấn đề tạo tranh luận lành mạnh, không dữ dội, kích động.
Có những khi bạn nên giữ bí mật về sai lầm, thất bại của mình. Lý do là bởi những điều này có thể khiến cha mẹ lo lắng về bạn và muốn giúp đỡ cải thiện tình hình.
Tuy nhiên không phải việc gì cha mẹ bạn cũng có thể giải quyết và họ cũng không cần phải làm vậy cho bạn.
Bạn nên cố gắng xây dựng cho bản thân tâm lý vững vàng để tự giải quyết vấn đề thay vì luôn trông chờ vào họ.
Quan điểm chính trị, tôn giáo, tình hình thế giới,... là những đề tài mà đôi khi bạn nên tránh, ngay cả với người thân trong gia đình.
Đôi khi nghe ý kiến trái chiều sẽ khiến họ khó chấp nhận và muốn áp đặt niềm tin, quan điểm của họ cho bạn.
Điều này có thể gây nên tranh cãi lớn và thậm chí ảnh hưởng tình cảm của bạn với họ.
Khi bạn vẫn là một đứa trẻ, cha mẹ có thể luôn theo dõi bạn đang ở đâu. Nhưng khi bạn đã lớn thì họ không cần làm như vậy nữa.
Nếu cha mẹ bạn là kiểu quá bao bọc con cái và vẫn muốn nắm tường tận lịch trình của bạn 24/7 thì bạn cần nói chuyện với họ và giải thích rằng điều này tạo áp lực tâm lý và vi phạm không gian riêng tư của bạn.
(Theo Bright Side)