Theo Bright Side, đây là một cơ chế tiềm thức của cơ thể và mỗi sự thay đổi giọng nói đều có ý nghĩa nhất định đằng sau đó.
Để hiểu rõ vì sao điều này xảy ra, hãy cùng đi vào một số tình huống cụ thể mà chúng ta thường vô thức thay đổi giọng nói.
1. Khi nói chuyện với người lạ
Khi nói chuyện với người lạ, giọng nói của chúng ta có thể nghe cao hơn và thậm chí là hơi trẻ con.
Đó là vì khi nói chuyện như vậy, chúng ta mang lại cho người nghe cảm giác rằng chúng ta có thái độ ôn hòa, không mang tính đe dọa. Khi lần đầu giao tiếp với ai đó, chúng ta cũng muốn tỏ ra thân thiện nhất có thể.
2. Khi ở nơi làm việc
Thông thường, trong môi trường công việc, chúng ta sẽ muốn được mọi người tôn trọng, đánh giá nghiêm túc, do đó chúng ta hạ thấp giọng nói để đạt được điều đó.
Một nghiên cứu cho thấy những người có âm vực trầm hơn được coi là có ưu thế hơn những người khác.
3. Khi nói chuyện với bạn bè
Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cùng ai đó, ví dụ như bạn thân, thì giọng nói của cả hai sẽ có xu hướng nghe giống nhau.
Hiện tượng này được gọi là "hội tụ ngữ âm"(phonetic convergence). Hội tụ ngữ âm cũng có thể xảy ra trong gia đình.
4. Khi ghi âm giọng nói của mình
Âm thanh giọng nói khi bạn ghi lại có thể khác biệt hoàn toàn với giọng nói bạn vẫn nghe hàng ngày.
Điều này xảy ra bình thường khi chúng ta nghe giọng nói của chính mình, âm thanh được truyền qua xương và mô trong hộp sọ.
Trong khi đó người khác nghe giọng nói của chúng ta là âm thanh truyền qua không khí.
5. Khi bất ngờ bị bắt quả tang
Bất ngờ có thể liên quan tới lo âu và căng thẳng, cảm giác này có thể làm thay đổi giọng nói của chúng ta.
Trong tình huống này, chúng ta có thể nói chuyện vấp váp, phát âm kém hơn và tông giọng cao hơn bình thường
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Vì sao bạn vô thức thay đổi giọng nói trong các tình huống khác nhau? tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].