Những thói quen đơn giản và khoa học này có thể giúp thay đổi bạn theo cách tốt đẹp hơn trong cuộc sống cũng như công việc trong năm mới 2020.
Muốn có một giấc ngủ ngon, bộ não và cơ thể cần được ở trong nhiệt độ mát mẻ.
Thay vì mở cửa sổ hay điều hòa, bạn hãy thử tắm nước ấm hay ngâm mình trong bồn tắm ấm áp 1-2 tiếng trước khi lên giường.
Theo Viện Đại học Texas-Austin, việc này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu từ vùng trung tâm cơ thể đến tứ chi, từ đó giảm nhiệt độ toàn cơ thể, từ đó giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Theo nghiên cứu trên The Gerontologist, một thói quen cố định vào buổi sáng giống như một "mỏ neo" đối với nhịp điệu sinh học, giúp bạn dễ dàng chuyển đổi giữa trạng thái ngủ và thức, nhờ đó buổi sáng sẽ bớt cảm giác mệt mỏi, và bạn cũng dễ ngủ, ngủ ngon hơn vào buổi tối.
Do đó để buổi sáng bớt căng thẳng và buổi tối dễ ngủ hơn, hãy thử tìm một thói quen vào buổi sáng có thể hữu ích với bạn và thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Tận hưởng một khoảng thời gian không sử dụng điện thoại có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của bạn.
Một nghiên cứu của ĐH Greenwich cho thấy những người lựa chọn đi nghỉ dưỡng không điện thoại có thể tận hưởng kỳ nghỉ tốt hơn và thư giãn hơn.
Họ có thể giao lưu nhiều hơn với mọi người, nhận ra được vẻ đẹp của tự nhiên khi không bận dán mắt vào màn hình điện thoại.
Giấc ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe của bạn. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy ngủ trưa 5 phút 1-2 lần/tuần là đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ tới 48%.
Giấc ngủ trưa ngắn cũng giúp bạn thư giãn tâm trí và tỉnh táo hơn sau đó.
Thói quen này sẽ giúp tăng cường tập trung và phát hiện sai lầm của não bộ.
Nếu muốn tập trung hơn ở nơi làm việc hay ở nhà, hãy thử thiền 20 phút để khởi động lại tâm trí.
Đôi khi dù bạn chỉ muốn chìm vào giấc ngủ nhưng những suy nghĩ vẫn điên cuồng diễn ra trong đầu khiến bạn không thể ngủ được.
Nghiên cứu từ ĐH Baylor phát hiện ra rằng viết một "to-do list" cụ thể trước khi đi ngủ 5 phút là cách hiệu quả để chấm dứt những lo âu và dễ ngủ hơn.
Hãy viết lại danh sách các công việc cần làm bằng bút và giấy, đừng dùng app điện thoại, để có một giấc ngủ an lành và buổi sáng ít căng thẳng hơn.
Nếu bạn vẫn có thói quen che giấu những cảm xúc tiêu cực thay vì chấp nhận chúng thì chiến thuật này có thể sẽ giúp ích cho bạn.
Một nhà nghiên cứu từ ĐH Texas-Austin phát hiện nếu bạn "nhân hóa" những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ dần dần thoát khỏi chúng.
Ví dụ hãy tưởng tượng nỗi buồn là một người, một cô gái nhỏ đang cúi đầu và thẫn thờ, bạn sẽ cảm thấy tách biệt khỏi nỗi buồn ấy và từ đó có thể dễ dàng đối phó với nó hơn.
30 phút đi dạo ngoài trời không mạng xã hội, internet, những cuộc họi, những cuộc hội thoại, hay tin tức,... có tác dụng giảm căng thẳng.
Dựa theo nghiên cứu của ĐH Michigan, bạn nên đi dạo như vậy ít nhất 3 lần một tuần để hạnh phúc hơn.
(Theo Thrive Global)
Xem thêm clip: 9 điều bạn cần từ bỏ nếu muốn có hạnh phúc