8 thời điểm tuyệt đối không nên tắm vì dễ bị đột tử

Thời tiết nóng nực,dính dấp khó chịu khiến bạn muốn đi tắm ngay để giải nhiệt. Nhưng bạn có biết đi tắm vào những thời điểm này gây hại rất lớn cho sức khỏe, thậm chí đột tử.

Dưới đây là những thời điểm không nên đi tắm.

Vừa đi nắng về không nên đi tắm

Cái nóng ngoài trời và người đầy mồ hôi khiến nhiều người vừa về đến nhà là muốn lao ngay đi tắm. Tuy nhiên khi cơ thể đang toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh.

Lời khuyên: Hãy đợi khoảng 20 phút để mồ hôi khô rồi đi tắm.

Sau khi tập thể dục

Khi bạn tập thể dục, tim đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho các cơ. Trước khi tập bạn cần khởi động làm nóng cơ thể, vậy sau khi tập bạn cũng cần thời gian làm nguội.

Sau khi ngừng tập, nhịp tim vẫn còn nhanh, nhiệt độ cơ thể cao, lỗ chân lông giãn nở. Nếu bạn tắm ngay, máu sẽ không lưu thông tới những bộ phận quan trọng trên cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu máu tim, não cục bộ.

Bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Sau khi uống rượu bia

Sau khi uống bia rượu không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh.

Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến nôn mửa hoặc ngất xỉu.

Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

Tắm sai thời điểm có thể gây nguy hiểm tính mạng

Không tắm lúc quá đói hoặc quá no

Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày.

Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.

Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.

Khi cơ thể mệt mỏi

Việc tắm khi đang kiệt sức sẽ không khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà có thể đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn. Khi mệt mỏi, cơ thể khó điều hòa thân nhiệt, dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong.

Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.

Khi bị sốt không nên tắm

Khi cơ thể đang sốt nhẹ (sốt thông thường và không có triệu chứng co giật), bạn có thể tắm gội, nhưng cần đảm bảo:

– Khi tắm, bạn cần đóng kín cửa phòng tắm, nếu có đèn sưởi thì rất tốt. Giữ cho nước tắm và không khí trong phòng tắm ấm và không được thấp hơn nhiệt độ cơ thể quá 2 độ C. Cần duy trì nhiệt độ như vậy trong suốt thời gian tắm. Không tắm quá lâu. Và sau khi tắm xong thì cần lau khô cơ thể. Dùng máy sấy tóc sấy khô tóc.

– Việc tắm gội giúp cho cơ thể của bạn luôn sạch sẽ, các tác nhân gây bệnh sẽ không còn bám vào cơ thể. Hơn thế nữa, khi người ốm sốt được tắm gội sạch sẽ thông thoáng, mùi cơ thể thơm tho sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

Nếu không đủ điều kiện để thực hiện phương pháp tắm đúng cách như đã nêu ở phía trên thì bạn không nên đi tắm.

Đặc biệt, trường hợp trẻ nhỏ mới tiêm phòng, cơ thể đang bị mưng tấy, sưng nở; hoặc trẻ sốt và bị nôn mửa, bị tiêu chảy thì không nên tắm gội.

Sau khi "yêu"

Tắm sau khi "yêu" không hề giúp bạn loại bỏ được mệt mỏi, mà có thể gây nguy hiểm.

Do thay đổi môi trường và nhiệt độ đột ngột gây co mạch máu dẫn đến choáng khiến mồ hôi đầm đìa, tim đập loạn, thở gấp kiệt sức và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.

Với những người gặp vấn đề về tim mạch, tắm nước nóng sau khi quan hệ càng dễ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.

Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi một lúc, tắm nhẹ bằng nước mát hoặc lau qua bằng khăn ướt để đảm bảo sức khỏe. Nên đợi khoảng 1 tiếng sau hãy đi tắm.

Tắm đêm khuya

Con người nếu tắm sau 22 giờ đêm sẽ dễ gặp các chứng bệnh như: đau đầu, mỏi cổ, vai gáy, đau tay chân, khó cử động. Nguy hiểm hơn, bệnh nặng có thể dẫn tới tai biến, đột quỵ và thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đối với người trẻ, việc tắm đêm dễ dẫn tới hiện tượng co mạch máu, đặc biệt là khi tắm nước lạnh, máu khó lưu thông, từ đó dễ dẫn tới đau nhức toàn thân, thậm chí đau đầu kinh niên.

Với người già, do đặc thù mạch máu bị vôi hóa, huyết áp cao, nên khi tắm thời điểm đêm muộn rất dễ bị đột quỵ.

Đặc biệt với người có tiền sử bị bệnh huyết áp, rối loạn tiền đình, tắm đêm bằng nước nóng sẽ làm tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm, nên người mắc bệnh huyết áp cần tuyệt đối không được tắm đêm.

Nhất là phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên tắm muộn, vì sẽ dễ làm trầm trọng hơn triệu chứng đau bụng kinh hay đau đầu. 

Thời điểm tắm tốt nhất là khi nào?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời điểm thích hợp nhất cho việc tắm là vào buổi sáng.

Nếu bắt buộc phải tắm buổi tối thì nên tắm trước 20 giờ để tránh những tai biến nguy hiểm.

Về nhiệt độ nước tắm, lí tưởng nhất là khoảng nhiệt độ từ 20 - 25 độ C, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì đều ảnh hưởng đến mạch máu dưới da.

Vào ngày hè, các bác sĩ khuyên rằng mỗi người cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ ngày vào buổi sáng và có thể thêm một lần vào buổi chiều tối.

Thời gian tắm cũng không nên quá lâu, mỗi lần tắm chỉ từ 15 - 20 phút.

Hoàng Nguyên (t/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan