Trung bình khoảng 60% người trưởng thành không thể hội thoại trong 10 phút mà không nói dối ít nhất một lần. Các nhà khoa học đã nghiên cứu một số cách giúp bạn xác định người nói dối.
Đó là do tâm trí họ đang phải làm quá nhiều thứ, từ dựng lên câu chuyện, xác định xem đối phương có tin hay không đến tiếp tục thêm thắt vào câu chuyện tưởng tượng đó.
Một nghiên cứu phát hiện rằng những người nói dối thường dùng cử chỉ tay với cả hai bàn tay. Vậy nên nếu bạn cảm thấy ai đó đang nói dối, hãy chú ý cử chỉ tay của họ.
Nghiên cứu kết luận rằng khi bạn đặt câu hỏi, người nói dối sẽ đưa ra ít chi tiết hơn, ít từ ngữ miêu tả hơn so với người nói thật.
Người nói thật lúc nào cũng kể đúng câu chuyện đó, còn người nói dối thường dựng lên những câu chuyện khác nhau khi thêm thắt chi tiết.
Mặt khác, người nói dối thường cố dùng nhiều từ ngữ để kéo dài sự thật. Lời nói của họ có thể rất sôi nổi nhưng không có thông tin quan trọng.
Người nói dối có thể tỏ thái độ nóng nảy, thù địch để lật ngược thế cờ.
Họ cố biến bạn thành người sai và tập trung vào sự thiếu tin tưởng của bạn. Họ có thể đe dọa bạn nếu bạn không tin tưởng họ.
Giậm giật chân cũng là một dấu hiệu của người đang nói dối. Lý do là vì sự dao động trong hệ thần kinh tự chủ xảy ra khi họ lo âu.
Nếu ai đó đợi hơn 5 giây mới trả lời câu hỏi, thì có thể họ đang nói dối.
Nhưng cũng có thể họ nói chậm là do mệt mỏi hoặc đó là kiểu nói chuyện bình thường của họ. Trong trường hợp đó, đừng dựa vào sự ngập ngừng để phát hiện kẻ nói dối.
Chiến thuật đánh lạc hướng bao gồm:
- Đột ngột chuyển sang chủ đề khác khi đang nói chuyện.
- Dùng những câu vô nghĩa để làm rối tâm trí của bạn.
- Đáp trả bằng một câu hỏi khác: "Tại sao tôi phải làm như thế? Tôi là người trung thực".
Hãy quan sát đôi môi đối phương khi nói chuyện. Họ có thể nhếch miệng về trái nhiều hơn, giống như đang cười khinh bỉ.
Những người nói dối có xu hướng sử dụng từ ngữ tiêu cực hơn.
Họ có vẻ lo lắng và phàn nàn nhiều hơn, trong khi những người nói thật có thái độ hợp tác hơn.
Bạn có thể nghe thấy họ dùng nhiều từ ngữ với cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như buồn phiền, ghét bỏ, chê bai.
(Theo Bright Side)