1. Yêu cầu họ kể lại câu chuyện theo trình tự ngược lại
Thông thường, khi mọi người nói dối, họ đã dựng sẵn một câu chuyện theo trình tự thời gian.
Nhưng nếu phải kể ngược lại, họ sẽ cảm thấy căng thẳng vì đó không phải là những gì họ đã luyện tập.
Điều này khiến việc nói dối trở nên khó khăn hơn.
Khi căng thẳng, họ sẽ có thể bỏ sót các chi tiết và để lộ sơ hở trong câu chuyện mà họ dựng lên.
Nếu đó là câu chuyện thật, họ sẽ dễ dàng kể ngược lại, thậm chí có thể nhớ được những chi tiết mà ban đầu chưa nhớ đến.
2. Dùng yếu tố bất ngờ
Nếu bạn cho rằng ai đó đang nói dối, hãy bất ngờ đặt câu hỏi ngẫu nhiên xen giữa câu chuyện của họ. Hãy hỏi họ một vấn đề thật cụ thể nếu được. Như vậy, họ sẽ phải mở rộng lời nói dối và dễ tự để lộ sơ hở.
3. Kiểm tra xem câu chuyện có mơ hồ không
Người nói dối có thể bỏ qua những chi tiết quan trọng vì họ không biết lồng ghép chúng vào lời nói dối như thế nào.
Hãy chú ý xem câu chuyện của họ có bị mơ hồ không. Có thể họ cố tình làm vậy để ngăn bạn đặt những câu hỏi chi tiết mà họ không có câu trả lời.
4. Quan sát nụ cười của họ
Khi nói dối, người ta thường mím môi lại, khiến nụ cười của họ trông có vẻ giả tạo. Với người quen biết, bạn có thể sẽ dễ dàng nhận ra kiểu người giả đó hơn.
Ngoài ra hãy chú ý các cơ trên khuôn mặt họ. Một người cười thật sự chân thành sẽ cười với cả khuôn mặt chứ không chỉ với đôi môi.
5. Đặt câu hỏi tương tự nhưng theo cách khác
Người nói dối thường chỉ trả lời với những chi tiết giống nhau nhưng nói theo cách khác.
Khi bạn hỏi một câu hỏi theo 3 cách khác nhau, đây là cách để người trả lời phải đưa thêm thông tin về câu chuyện họ đang kể.
Nếu là người nói dối, họ sẽ liên tục sử dụng những từ ngữ và chi tiết giống nhau.
6. Chú ý sự thay đổi về giọng nói
Một điều cũng thay đổi khi ai đó nói dối là giọng nói và tốc độ nói.
Nếu bạn nhận thấy họ đang nói nhanh hơn hoặc chậm hơn, rất có thể họ đang cố gắng bắt kịp những lời nói dối mà họ đang nói với bạn.
Tương tự độ cao thấp của giọng nói thay đổi cũng có thể cho thấy sự không chắc chắn của người nói.
7. Kiểm tra độ trễ trong câu trả lời
Khi bạn hỏi một câu tương đối dễ trả lời nhưng người đó lại phải mất thời gian để phản hồi thì có thể họ đang nghĩ về những gì định nói hoặc đang bịa chuyện.
Tuy nhiên nếu họ trả lời quá nhanh cũng chưa chắc là dấu hiệu tốt, vì đó có thể là vì họ đã chuẩn bị câu trả lời sẵn để đối phó với bạn.
8. Kiểm tra sự thay đổi trong độ tự tin
Nếu người đang nói dối cảm thấy họ kiểm soát được cuộc trò chuyện, họ có thể nhìn vào mắt bạn một cách tự tin.
Nhưng khi bạn bắt đầu phát hiện họ nói dối, họ sẽ cho thấy sự mất kiểm soát, mất tự tin và khép mình lại nhiều hơn.
9. Chỉ ra lời nói dối
Nếu bạn cho rằng các cách khác đều không có tác dụng, hãy nói với họ rằng bạn đã biết họ nói dối và chỉ ra lời nói dối đó.
Nếu họ tiếp tục nói dối trắng trợn và thêm nhiều chi tiết khiến bạn cảm thấy đáng ngờ, bạn có thể thử chỉ thẳng rằng họ đang nói dối.
Tuy nhiên hãy thận trọng và sử dụng dữ kiện, bằng chứng phù hợp, nếu không chính bạn có thể bị cho là kẻ nói dối.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 9 mẹo phát hiện ai đó đang nói thật hay nói dối tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].