Có những trường hợp bạn cần phải nói dối để thoát khỏi tình huống nguy hiểm, hoặc bạn nói dối vì không muốn tiết lộ chuyện riêng với những người tò mò.
Dưới đây là những tình huống mà bạn có thể nói dối mà không cần áy náy.
1. Khi sự an toàn của bạn bị đe dọa
Sự an toàn của bạn nên được đặt lên hàng đầu. Do đó đừng thấy áy náy khi cần nói dối ai đó nếu họ khiến bạn không thoải mái, để đảm bảo bạn không gặp nguy hiểm.
Bạn có thể giả vờ mình đang đợi bạn hoặc cho số điện thoại sai. Đây là những lời nói dối có thể chấp nhận vì chúng giúp bạn được an toàn.
2. Khi bạn đưa ra lời góp ý mang tính xây dựng
Những lời góp ý mang tính xây dựng nên trung thực, nhưng bạn có thể thêm vào đó một lời nói dối nhỏ để lời nói của bạn không nghe quá khắt khe hay dữ dội.
Ví dụ nếu ai đó làm việc không tốt, bạn có thể nói rằng họ đang làm khá tốt rồi đề cập những điều họ cần cải thiện.
3. Khi bạn muốn ai đó tận hưởng vui vẻ
Đôi khi tốt hơn là chúng ta không nên nói ra sự thật ngay mà phải đợi thời điểm thích hợp. Nếu ai đó đang tận hưởng vui vẻ hoặc một sự kiện quan trọng sắp diễn ra, chúng ta có thể đợi khi sự kiện kết thúc rồi mới báo tin cho họ biết.
Vì nếu họ nói sự thật ngay cho họ biết thì sẽ chỉ khiến họ phân tâm và không thể vui vẻ được nữa.
4. Khi bạn không thân với người kia
Nếu bạn không thân với ai đó thì bạn không càn quá thẳng thắn với họ. Nói thẳng thật những gì bạn nghĩ trong đầu có thể phá hỏng mối quan hệ của bạn với người ấy.
Vì hai bạn không thân thiết nên chưa đủ hiểu đối phương, do đó đối phương có thể hiểu lầm sự thành thật của bạn thành lời xúc phạm.
5. Khi bạn muốn hủy cuộc hẹn
Chẳng có gì sai nếu bạn quyết định ở nhà thay vì đi chơi với bạn bè. Và bạn có thể lấy lý do nào đó để từ chối không phải ra ngoài thay vì nói thật. Điều này sẽ lịch sự hơn là nói thẳng rằng bạn không muốn đi.
6. Khi ai đó hỏi bạn có khỏe không
Bất kể người hỏi chỉ có ý xã giao hay thực sự quan tâm thì bạn cũng không nhất thiết chia sẻ với họ cuộc sống của bạn nếu bạn không muốn.
Nếu bạn không muốn trả lời chuyện này hoặc không sẵn sàng cởi mở, bạn có thể nói dối rằng bạn vẫn ổn, ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn.
Vì nếu bạn chưa sẵn sàng nói chuyện này ra thì bạn có thể không nhận được lợi ích gì khi nói thật.
7. Khi được hỏi chuyện riêng tư
Nếu ai đó hỏi chuyện riêng tư mà bạn không muốn trả lời, và bạn biết rằng bạn không thể nói "Tôi sẽ không trả lời chuyện này", thì bạn hoàn toàn có thể nói dối để bảo vệ đời sống riêng tư của mình.
8. Khi bạn không muốn tổn thương cảm xúc của người khác
Có lẽ ai cũng từng gặp tình huống nhận được một món quà mà mình không thích, và khi đó bạn có thể không nói thật rằng bạn không thích nó.
Dù sao thì việc nói thật sẽ không thể thay đổi điều gì, thậm chí làm đối phương buồn.
Hoặc nếu họ hỏi bạn kiểu tóc mới hay bộ quần áo mới có đẹp không, bạn có thể khen họ đẹp dù không thực sự nghĩ vậy.
Điều quan trọng là họ thích nó, nên bạn không cần phải phá hỏng tâm trạng của họ.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 thời điểm bạn có thể nói dối mà không cần áy náy tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].