Để giúp trẻ nhỏ tránh gặp chấn thương nguy hiểm, cha mẹ cần tuân thủ một số quy tắc an toàn đơn giản sau đây.
1. Quy tắc an toàn khi ngủ
- Nên cho trẻ nhỏ nằm ngửa. Từ năm 1992 khi có khuyến nghị chính thức nên cho trẻ nằm ngửa để ngủ thay vì nằm sấp, tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh đã giảm 3% ở các nước phương Tây.
- Không nên để bé vừa ngủ vừa quàng khăn cổ, mặc quần áo, mũ có dây buộc, yếm, núm ti giả hoặc đồ chơi có dây.
2. Phòng tránh ngã, chấn thương
- Lắp đặt các cổng an toàn trong gia đình, ở đầu và cuối cầu thang.
- Khi cho trẻ ngồi ghế cao hoặc mang địu em bé, luôn nhớ thắt dây an toàn. Khi mang địu em bé cho con, hãy đặt trên sàn nhà chứ không đặt trên bàn, ghế hay các thiết bị nội thất khác.
- Nếu trẻ đi quanh nhà bằng xe tập đi, hãy canh chừng để bé tránh xa cầu thang, các thiết bị nhiệt, các dây dợ treo trong nhà.
- Làm thanh chắn an toàn ở cửa sổ, nhưng không nên cố định hoàn toàn phòng trường hợp cần thoát hiểm khi hỏa hoạn.
- Đảm bảo, cố định các đồ nội thất trong nhà (đặc biệt là tủ cao), những đồ vật có thể bị đổ đè vào người bé.
3. Phòng chống hóc, ngạt
- Đảm bảo đồ chơi của trẻ không chứa các phụ kiện nhỏ mà trẻ có thể cho vào miệng.
- Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn thức ăn có hình cầu, trơn như các loại hạt, xúc xích miếng, kẹo cứng, nho, ngô,...
- Để các loại dây xa tầm với của trẻ.
- Thi thoảng, người lớn phải bò trên sàn để quan sát theo tầm mắt của trẻ xem có những đồ vật nào trẻ có thể nhặt cho vào miệng.
- Học các khóa hô hấp nhân tạo, ép ngực,... để biết cách thực hiện sơ cứu khi cần thiết.
4. An toàn khi sử dụng lửa
- Để diêm, bật lửa xa tầm tay của trẻ. Không để bật lửa và các nguồn tạo lựa có hình dạng như đồ chơi trong nhà.
- Không bế bé khi đang nấu ăn. Sau khi là quần áo, sấy tóc, hãy rút điện và để ở nơi an toàn.
- Để thức ăn nóng xa tầm với của trẻ. Xoay phần tay cầm của chảo vào phía trong để trẻ không với được chúng.
- Lắp đặt thiết bị báo cháy trong nhà.
5. Phòng chống ngộ độc
- Nếu bạn phát hiện trẻ nuốt phải chất nguy hiểm, đừng cố bắt trẻ nôn ra hay rửa sạch mà không theo ý kiến bác sĩ.
- Hơn nửa những vụ ngộ độc ở trẻ nhỏ là do uống nhầm thuốc. Hãy để các loại thuốc (ngay cả vitamin) xa tầm với của trẻ. Đừng gọi thuốc là "kẹo" để dụ trẻ uống, điều này có thê khiến trẻ thích ăn "kẹo" và tự lấy thuốc để uống.
- Khóa các tủ đựng chất tẩy rửa và thuốc.
- Để các thiết bị điện tử, đồ dùng có pin lithium xa tầm tay trẻ em, bao gồm đồng hồ, điều khiển từ xa, đèn nến điện tử,...
- Lưu số phòng khám gần nhất hoặc số điện thoại bác sĩ trong danh bạn để xin lời khuyên trong trường hợp trẻ bị ngộ độc hoặc gặp tình huống nguy hiểm.
6. An toàn dưới nước
- Sau khi tắm xong, hãy xả hết bồn tắm. Nhớ đóng cửa nhà tắm, đậy nắp toilet.
- Giếng nước, bể nước cần có rào chắn phòng trường hợp trẻ rơi xuống.
- Phần lớn cha mẹ cho rằng nếu trẻ đã biết bơi thì không cần giám sát khi trẻ ở dưới nước. Trên thực tế, 47% những vụ chết đuối ở trẻ từ 10 đến 17 tuổi là trẻ đã biết bơi.
- Những thảm kịch xảy ra do đuối nước diễn ra trong im lặng và rất nhanh, có khi chỉ dưới 1 phút. Bởi vậy hãy quan sát trẻ, đừng xao nhãng bởi việc đọc sách, xem điện thoại hay những việc khác.
7. Tư thế ngồi chữ W
- Tư thế ngồi chữ W là tư thế phổ biến và thoải mái nhất với nhiều trẻ. Tuy nhiên tư thế này có thể gây ra một vài vấn đề sức khỏe. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong kiểm soát tư thế, sự ổn định và kỹ năng vận động.
- Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn việc trẻ ngồi tư thế chữ W chính là ngăn cản trẻ hình thành thói quen này. Vì vậy hãy phòng tránh trước khi con bắt đầu quen với tư thế ngồi có hại này.
- Khi thấy con ngồi theo tư thế chữ W, hãy nhắc con thay đổi tư thế khác, ví dụ ngồi thẳng chân hoặc khoanh chân.
(Theo Bright Side)