7 bài hát Kpop bị ném đá không tiếc tay vì ca từ: BTS thế mà cũng có 2 cái tên góp mặt

Dưới đây là những bài hát Kpop từng gây nhiều tranh cãi khi phát hành, BTS góp mặt tới 2 bản hit.

7 bài hát Kpop bị ném đá không tiếc tay vì ca từ: BTS thế mà cũng có 2 cái tên góp mặt

1. Mirotic - TVXQ

Thời điểm phát hành, Mirotic của TVXQ từng gây ra nhiều tranh cãi khi bài hát chứa nhiều từ ngữ gợi dục với giới trẻ thời điểm.

Dưới sức ép dư luận, SM Entertainment đã phải đổi lại ca từ của bài hát.

2. No More Perfume On You - Teen Top

Ca khúc này của Teen Top nghe có vẻ tươi sáng và sôi động nhưng ca từ lại bị chỉ trích không ít.

No More Perfume On You là câu chuyện về 1 người bạn trai lừa dối người yêu của mình.

Ca từ của bài hát bị chỉ trích là rác rưởi, nhất là đoạn: "Đừng xức nước hoa, bạn gái của tôi có thể phát hiện ra. Đừng mặc những thứ lấp lánh vì nó có thể dính vào quần áo của tôi".

3. War of Hormone - BTS

War of Hormone được phát hành năm 2014. Thời điểm phát hành, dân mạng lập tức chú ý đến ca từ và chỉ ra nó mang tính phân biệt giới tính.

Một số đoạn gây tranh cãi như "con gái giống như 1 phương trình, chúng ta cứ làm".

Năm 2015, đích thân BigHit Entertainment đã phải lên tiếng xin lỗi vì ca từ phân biệt giới tính của bài hát và khẳng định BTS sẽ không diễn ca khúc này trong bất cứ buổi hòa nhạc nào của mình.

4. Zezé - IU

IU đã vấp phải nhiều chỉ trích khi phát hành ca khúc "Zezé". Người nghe nhận định rằng, lời bài hát này lấy hình mẫu là cô bé 5 tuổi trong My Sweet Orange Time - cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Brazil. 

Bài hát lập tức bị liệt vào ấu dâm và thậm chí còn thu hút sự quan tâm của cộng đồng yêu nhạc quốc tế.

5. Feminist - San E

Năm 2018, San E phát hành Feminist - bài hát bày tỏ suy nghĩ về nữ quyền ở Hàn Quốc.

Lời bài hát chứa nhiều câu nói liên quan đến phong trào #Metoo và cách người đàn ông chống lại sự phân biệt đối xử. Người nghe nhận xét ca từ như chống lại phụ nữ. 

Đây cũng được xem là nguyên nhân San E bị nhiều người tẩy chay.

6. Fake Love - BTS

Fake Love được phát hành năm 2018. Giữa thời điểm bài hát đang làm mưa làm gió trên khắp các trang nghe nhạc thì một số đài phát thanh ở Mỹ tiến hành kiểm duyệt từ tiếng Hàn "niga", "naega" có nghĩa là "bạn" và "tôi" đã bị kiểm duyệt vì chúng có thể bị nhầm với từ "nigga", mang tính phân biệt chủng tộc và bị cho là xúc phạm nghiêm trọng tới người Mỹ gốc Phi (n-word).

7. MTBD - CL

MTBD hay còn được gọi là Mental Breakdown nhận về không ít chỉ trích do lời bài hát lấy từ Kinh Qur'an. Thời điểm đó, Liên đoàn Hồi giáo Hàn Quốc đã đưa ra 1 tuyên bố liên quan đến bài hát. Họ nói rằng, những người hồi giáo cảm thấy bài hát xúc phạm và yêu cầu phải thay đổi lời cho phù hợp hơn.

Sau đó, công ty của CL cũng đã thay đổi các phần có chứa những từ ngữ nhạy cảm.

Mai Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan