3 yêu cầu để tạo ra sự bình đẳng thực sự cho phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới

Bối cảnh đại dịch COVID-19 cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường hơn nữa các nỗ lực nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho phụ nữ tham gia đầy đủ, bình đẳng, có ý nghĩa trong các tiến trình ngăn ngừa, giải quyết, tái thiết hậu xung đột, gìn giữ hòa bình.

Vai trò của phụ nữ hiện rõ hơn trong dịch COVID-19 

Nhìn lại cả một quá trình thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong lịch sử, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn phát huy cao độ vai trò và tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Những định hướng lớn này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, Luật bình đẳng giới và nhiều văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã có chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2030, góp phần tăng cường đóng góp của phụ nữ trong thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2045.

Thực tiễn đã cho thấy vai trò của phụ nữ, sự tham gia của phụ nữ không chỉ là điều kiện tiên quyết cho hòa bình, an ninh và phát triển tại nhiều quốc gia, khu vực, mà còn đóng góp trực tiếp cho cuộc đấu tranh bền bỉ vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trên toàn cầu.

Tuy nhiên, cặc dù cộng đồng quốc tế đã có những cam kết thúc đẩy vai trò của phụ nữ song từ cam kết đến kết quả vẫn còn một khoảng cách dài trước những khó khăn, thách thức.

Những khó khăn, thách thức, đặc biệt đặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đã cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường hơn nữa các nỗ lực nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho phụ nữ tham gia đầy đủ, bình đẳng, có ý nghĩa trong các tiến trình ngăn ngừa, giải quyết, tái thiết hậu xung đột, gìn giữ hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững, gắn kết xã hội - những yếu tố then chốt giúp xây dựng, củng cố một nền hòa bình bền vững, bao trùm.

Làm sao để tăng cường vai trò của phụ nữ trong thời kỳ mới?

Qua thực tiễn lịch sử, bối cảnh xã hội mới cần 3 yêu cầu đối với việc đẩy mạnh vai trò của phụ nữ như sau:

Thứ nhất, tăng cường và thống nhất nhận thức trong xã hội và ở mọi cấp độ về vai trò của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình và tái thiết hậu xung đột, góp phần xóa bỏ các rào cản, định kiến giới cũng như bảo vệ và đáp ứng tốt hơn quyền, lợi ích, nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, trẻ em gái trong và sau xung đột.

Thứ hai, phụ nữ cần được đặt ở vị trí quan trọng trong các chính sách, chiến lược, sáng kiến ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế về an ninh, phát triển, bao gồm cả các nỗ lực giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Theo đó, phụ nữ không chỉ là đối tượng trực tiếp thụ hưởng thành quả của hòa bình, tiến bộ xã hội, mà còn được trang bị kiến thức, kỹ năng, trao quyền về kinh tế, chính trị, tạo điều kiện tiếp cận khoa học-công nghệ để tham gia đầy đủ, bình đẳng vào quá trình ra quyết định, xây dựng chính sách.

Thứ ba, cần sự chia sẻ tầm nhìn mang tính quốc tế. Cộng đồng quốc tế cần duy trì quyết tâm chính trị, tăng cường hợp tác quốc tế và chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm để kết nối các nỗ lực, nâng cao hiệu quả triển khai nhằm đạt những kết quả thực chất, bền vững.

Trong tiến trình đó, các nước đang phát triển cần được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về tài chính, công nghệ, tiếp cận thị trường để tiến kịp với thời đại.

Ngọc Dung

Bằng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam về bình đẳng giới đang ngày được hoàn thiện, bảo đảm quyền, lợi ích và vai trò của người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Việt Nam đã sớm phê chuẩn và nội luật hóa các quy định của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, nỗ lực triển khai Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, thực hiện thành công nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Mục tiêu Phát triển bền vững, trong đó có các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Trên cương vị ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng và thúc đẩy Nghị quyết 1889 năm 2009 của HĐBA về vai trò của phụ nữ sau xung đột và sẽ tiếp tục thúc đẩy vấn đề "Phụ nữ, hòa bình và an ninh" trong nhiệm kỳ 2020-2021


Tin liên quan