Chỉ cần đủ động lực và quyết tâm, bất cứ ai cũng có thể biến bản thân trở nên thông minh hơn.
Jayson DeMers là nhà sáng lập và đồng thời là CEO của AudienceBloom, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ SEO và marketing có trụ sở tại Seattle, Mỹ.
Nhiều người tin rằng chỉ những người IQ cao thì mới thông minh.
Tuy nhiên, chỉ cần đủ động lực và quyết tâm, bất cứ ai cũng có thể biến bản thân trở nên thông minh hơn.
Kết hợp và lồng ghép những thói quen mới vào những việc làm mỗi ngày cùng với sự kích thích phù hợp sẽ giúp suy nghĩ của bạn nhạy bén hơn.
Một cơ thể khỏe mạnh cần một bộ não khỏe mạnh. Dưới đây là những hoạt động hàng ngày giúp bộ óc thêm nhạy bén và thông minh.
1. Du nhập kiến thức mới
Để tạo ra các đường mòn thần kinh mới, giúp bộ não khỏe mạnh, điều quan trọng là không ngừng du nhập những trải nghiệp, thông tin, kiến thức mới trong cuộc sống.
Có thể lúc đầu bạn sẽ thấy những kiến thức này vô ích, nhưng đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình cần vận đến những kiến thức này.
2. Đến những địa điểm mới
Sự thay đổi về mặt không gian, bất kể là ngồi học trong quán cà phê, chọn một con đường khác đến trường hay cơ quan, hoặc là đến một quốc gia khác, đều có lợi cho trí não.
Khi đến quán cà phê, đừng gọi thứ đồ mà bạn thường dùng. Hãy xem thực đơn, gọi thử một loại đồ uống bạn chưa từng uống.
Có thể lúc đầu bạn sẽ chưa thấy hiệu quả gì mà chỉ có cảm giác hơi ‘dị’. Nhưng tại sao ta nên làm như vậy?
Việc này nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng con người thường thích những thứ tiện lợi và quen thuộc. Chúng ta muốn lường trước mọi chuyện.
Nhưng khi bạn đến một quốc gia mới, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa và phong tục tập quán sẽ mang đến một nhịp sống mới hoàn toàn khác lạ.
Trong môi trường mới, não buộc phải xử lý những tình huống bạn không thể lường trước.
Học cách giao tiếp vượt qua rào cản ngôn ngữ sẽ buộc não phải tạo ra những cách thức sáng tạo để thể hiện cảm xúc và nhu cầu của bạn.
Nghe những bài hát mới, thử món ăn mới, thăm thú những con đường lạ,... tất cả sẽ giúp thử thách và rèn khả năng thích nghi tình huống mới của não.
3. Học, học nữa, học mãi
Việc học có giá trị ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn, nhưng người lớn thường tự đánh giá thấp khả năng học tập của mình.
Dù bạn đã tốt nghiệp, hãy đi học thêm các lớp, các khóa đào tạo. Không ngừng học tập tạo cơ hội cho não bộ phát triển các liên kết mới trong não và tăng trí thông minh.
4. Đọc, xem tin tức
Hãy dành khoảng 30 phút mỗi buổi sáng hoặc tối đọc báo hoặc xem thời sự, để bộ não luôn năng động.
Các bản tin thời sự hay tin tức báo chí đem lại kiến thức bổ ích không chỉ là nghe, đọc để biết mà còn có thể suy xét và khai thác thêm thông tin từ đó.
5. Đọc sách
Đọc sách sẽ giúp bạn học hỏi được từ vựng, ngữ pháp, văn phong của tác giả.
Hơn thế nữa, đọc sách giúp người đọc hình dung và liên tưởng giữa văn học và đời sống, bất kể bạn đọc thể loại nào từ tiểu thuyết, phi tiểu thuyết, văn học lịch sử, thơ ca,...
Đọc sách cũng như đi du lịch bằng trí óc. Trí tưởng tượng của bạn sẽ tạo ra con người, quang cảnh, tình huống hữu hình cụ thể từ những trang chữ, và não phải sắp xếp lại để hiểu toàn bộ thông tin.
6. Làm việc sáng tạo
Môi trường làm việc là nơi đòi hỏi sự sáng tạo. Bất kể bạn làm việc gì, hãy tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề theo cách mới, đóng góp sáng kiến với mọi người.
Thay vì luôn căng thẳng khi có vấn đề phát sinh, hãy thư giãn và tìm ra cách khác để đạt mục tiêu cuối cùng.
7. Đặt thử thách cho bản thân
Cũng giống như cách vận động viên cử tạ tập luyện cơ bắp, bạn phải tập luyện cho bộ não hàng ngày để nâng cao khả năng của nó từng chút một.
Albert Einstein từng nói: ‘Đừng theo đuổi những mục tiêu dễ thực hiện.
Hãy rèn giũa bản thân bằng cách theo đuổi những mục tiêu chỉ có thể đạt được với nỗ lực cao nhất.’
Bạn sẽ không thể thành công nếu tự đánh giá thấp bản thân.
Khi ta đủ lòng tin vào khả năng của mình, ta sẽ làm được nhiều hơn những gì mình tưởng tượng,
8. Luyện trí não
Hiện nay bạn có thể tìm thấy rất nhiều ứng dụng luyện trí não trên điện thoại.
The Guardian đã giới thiệu 5 ứng dụng tiêu biểu trong đó có Peak, Elevate, Lumosity, Fit Brains Trainer (Android/iOS) và Cognito (iOS).
9. Đặt ra 5 Whys khi gặp sự cố
5 Whys là phương pháp phổ dụng trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo, giúp truy vấn nguyên nhân sâu xa của vấn đề, tìm ra nguyên nhân thực thụ, gốc rễ.
Đây là kỹ thuật do Sakichi Toyoda đưa ra và được dùng phổ biến trong Tập đoàn Toyota Motor.
10. Không phụ thuộc công nghệ
Công nghệ là điều tuyệt vời của thế giới hiện đại, nhưng nó cũng khiến não bộ lười đi và giảm khả năng giải quyết vấn đề, thích nghi môi trường mới.
Thậm chí với những việc như tính toán đơn giản hay xác định phương hướng, chúng ta cũng đều phụ thuộc quá nhiều vào máy móc.
Hãy thử một lần đi chơi không dùng Google Máp, giải một bài toán mà không cần bấm máy tính. Để bộ não làm việc thay máy móc, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
11. Nuôi dưỡng tính sáng tạo
Hồi còn bé bạn được học tô màu, đó không chỉ là hoạt động để vui chơi mà còn tăng sự sáng tạo.
Một bộ óc nghệ sĩ cho phép bạn tìm ra giải pháp theo cách mới, nguồn cảm hứng mới và sự tự tin.
12. Vẽ tranh
Bạn không nhất thiết phải là một họa sĩ vì vẽ tranh giúp phát triển trí óc theo cách đặc biệt.
Ngoài khả năng tăng cường phối hợp tay-mắt, nó còn gửi chất dẫn truyền thần kinh qua các synapse (khớp thần kinh) giúp lưu trữ kí ức lâu hơn và rõ ràng hơn.
13. Tô màu
Tô màu và vẽ tranh tác động cùng một khu vực của não bộ, nhưng khác với vẽ, tô màu kích thích bộ não nhờ những chất liệu và màu sắc mới.
Việc tô màu khiến người ta chú ý từng chi tiết nhỏ nhặt của thế giới xung quanh.
14. Chơi nhạc cụ
Kỹ năng phối hợp tay-mắt, trí nhớ, tập trung, tính toán đều sẽ được cải thiện thông qua chơi nhạc cụ.
Dù là loại nhạc cụ dễ chơi hay khó hơn thì chúng đều có tác dụng nhất định trong việc nâng cao và cải thiện chức năng nhận thức của bạn.
Từ việc luyện ngón tay đến đếm nhịp, chơi nhạc cụ khiến nhiều vùng khác nhau của não phải phối hợp để tạo ra âm nhạc.
15. Viết
Viết cũng sẽ cải thiện vốn từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc như khi đọc sách.
Viết giúp não bộ lưu trữ thông tin hiệu quả hơn, ghi nhớ tốt hơn.
Các nghiên cứu cho thấy những học sinh chăm chỉ ghi chép thường đạt điểm kiểm tra trên lớp cao hơn.
Viết chữ khiến chúng ta phải tập trung để nhớ lại hay tưởng tượng những ký ức, trải nghiệm, hội thoại,... đòi hỏi kết hợp các chức năng của não bộ.
16. Nhập vai
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để não bộ phải nghĩ theo cách nghĩ của người khác.
Việc nhập vai này sẽ có ích khi bạn bí ý tưởng, não sẽ tìm hướng giải quyết khác để khắc phục vấn đề.
17. Hợp tác
Thông minh logic rất quan trọng, nhưng thông minh cảm xúc cũng quan trọng không kém nếu muốn thành công.
Tương tác với người khác giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau.
Thiên tài thường thích cô độc, vì cô độc sẽ giúp họ tránh xa những lời chỉ trích.
Tuy nhiên, nếu bạn là người thông minh thực sự, thì cần phải thoát khỏi vỏ ốc của mình và hợp tác với mọi người.
18. Chia sẻ kiến thức
Bằng việc tạo ra mạng lưới chia sẻ kiến thức, não cũng phát triển mạng lưới mới hình thành và thực hiện những khái niệm sáng tạo.
19. Học hỏi những người thú vị
Mỗi người có những cách tiếp nhận, lý giải và trải nghiệm khác nhau.
Có thể chúng ta cho rằng phương pháp của mình là tốt nhất, nhưng lắng nghe quan điểm của người khác có thể sẽ giúp ta nảy ra giải pháp mới hiệu quả hơn nữa.
20. Duy trì thể chất
Cơ thể cung cấp dinh dưỡng cho bộ não. Hãy tập luyện thể thao, ăn uống hợp lý và chăm sóc sức khỏe, nếu bạn muốn có một bộ não khỏe mạnh.