Dưới đây là những sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phải khi cho trẻ ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ về lâu dài.
Rất nhiều cha mẹ áp dụng cách này để dụ con làm việc gì đó. Tuy nhiên thức ăn không nên dùng làm phần thưởng bởi sẽ tạo cho con quan niệm rằng đồ ăn ngọt là \"tốt\", dẫn đến lựa chọn thực phẩm thiếu lành mạnh khi trẻ lớn lên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng bắt ép trẻ ăn quá mức sẽ dẫn tới tâm lý hoảng sợ và cảm xúc tiêu cực với món ăn mà trẻ bị bắt ép ăn khi còn nhỏ.
Cha mẹ thường làm điều này vì biết trẻ rất kém kiểm soát bản thân và có thể ăn quá nhiều đồ ăn vặt.
Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy hành động này sẽ khiến trẻ ăn vặt nhiều hơn khi không ở nhà.
Cách tốt nhất là chỉ nên mua các đồ ăn vặt lành mạnh, để chúng trong tầm với của trẻ.
Trẻ thường lười ăn rau, cho nên hãy làm món rau hấp dẫn và thơm ngon hơn với một chút nước sốt, bơ hay phô mai,... Có thể trang trí món ăn cho bắt mắt, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Việc này ban đầu có thể khó khăn nhưng nếu bỏ ra nhiều cố gắng, ngay cả những đứa trẻ ngang ngạnh nhất cũng có thể thay đổi.
Dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn, do đó đừng cho trẻ ăn phần ăn quá lớn. Việc này sẽ dẫn tới ăn quá mức và tạo thói quen ăn uống tiêu cực sau này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa cơm, từ mua thực phẩm tới làm món ăn, sẽ khiến trẻ có xu hướng thích ăn thực phẩm lành mạnh hơn.
Nhiều cha mẹ sẽ khó chịu khi trẻ lấy đồ ăn làm đồ chơi. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sẽ thích những thực phẩm mà chúng từng được nghịch hơn.
Nhiều trẻ em thích vẽ tranh và làm thủ công, nguyên nhân chính là bởi các thú vui này có nhiều màu sắc.
Theo nghiên cứu của ĐH Cornell, trẻ cũng thích ăn uống hơn khi đồ ăn có nhiều màu sắc.
Ngoài ra bạn cũng có thể trang trí đồ ăn với nhiều hình thù khác nhau, chẳng hạn hình mặt cười.
Việc cha mẹ kén ăn trước mặt con sẽ khiến con học theo. Cha mẹ cần làm tấm gương cho con nếu muốn con ăn uống tốt hơn.
Nghiên cứu cho thấy 1/3 các bậc phụ huynh cho phép con vừa ăn vừa xem TV. Tuy nhiên đây là thói quen rất không lành mạnh bởi nó dẫn tới việc ăn nhiều hơn tới 10% calo.
Cha mẹ cần ý thức tác động của việc ăn kiêng trước mặt con. Trẻ thường thích hay không thích các món ăn nào đó giống với cha mẹ.
Bởi vậy khi nhìn thấy cha mẹ ăn kiêng, trẻ có thể bị rối loạn ăn uống trong tương lai vì tiếp xúc với thói quen ăn kiêng từ quá sớm.
Nhiều cha mẹ dùng cách này để đối phó với con cái, ví dụ họ sẽ hứa cho con ăn bánh quy nếu làm hết bài tập về nhà.
Tuy nhiên bạn nên tránh điều này bởi nghiên cứu cho thấy nó có thể dẫn tới việc ăn theo cảm xúc (emotional eating) khi trẻ lớn lên.
Nhiều trẻ thường đòi ăn vặt trước bữa ăn. Tuy nhiên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt sẽ khiến trẻ bị no trước bữa và ăn được ít đồ ăn lành mạnh hơn.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo không cho trẻ ăn quá 2 phần snack 100 calo mỗi ngày.
(Theo Bright Side)