13 sự thật ít người biết có thể cứu mạng bạn khi gặp nạn, quy tắc số 3 nhất định phải nắm

Bạn có thể phòng tránh những tai nạn thương tích hay những tình huống nguy hiểm đến tính mạng nếu biết các nguyên tắc, kỹ năng sinh tồn để xử lý đúng khi gặp nạn.

Dưới đây là 13 tình huống mà bạn có thể tự cứu mình nếu có kỹ năng sinh tồn để xử lý đúng. Hãy nắm những quy tắc cần thiết này để bảo vệ chính mình và mọi người nhé.

1. Khi bị gấu dữ tấn công

Tốt nhất là hãy tránh xa gấu ở môi trường hoang dã, nhưng nếu trong tình huống gặp gấu dữ tấn công, bạn nên biết rằng điểm yếu lớn nhất của loài gấu chính là thiếu linh hoạt. Gấu chạy rất nhanh và trèo cây cũng rất giỏi, nhưng chạy quanh một vật như ô tô hay một cái cây sẽ gây khó khăn cho nó hơn. 

Tuy nhiên bạn không nên hoảng sợ khi gấu chưa có ý định tấn công dữ dằn với bạn. Nếu nó chỉ đang nhìn bạn, hãy đứng yên, giả chết. Có thể con gấu sẽ không nhận ra bạn đâu. Còn nếu nó bắt đầu đi chầm chậm về phía bạn, hãy bước chầm chậm lùi lại. Gấu rất ít khi tấn công con người. Thông thường nó sẽ lùi lại khi nhận ra bạn là con người.

2. Ngửi thấy mùi cá hoặc mùi khai tại nhà không rõ nguyên nhân

Nếu không tìm được nguyên nhân gây ra mùi này, có thể đó là do dây điện bị chảy. Tình huống này có thể dẫn đến cháy nổ, Tốt nhất hãy ngắt cầu giao cho đến khi xác định rõ nguyên nhân.

3. Khi gặp dòng chảy xa bờ

Dòng chảy xa bờ

- Là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).

- Nơi có dòng chảy xa bờ là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.

Nếu bạn vô tình gặp phải dòng chảy xa bờ (rip current), việc bơi ngược dòng để vào bờ sẽ rất khó khăn và tốn sức. Thay vào đó, nếu bạn bơi giỏi và tự tin, hãy  bơi song song với bờ biển cho đến khi thoát ra khỏi dòng chảy đó rồi mới bơi vào bờ.

Nếu bạn bơi yếu, bất cứ khi nào thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu trợ giúp, bình tĩnh thả nổi để giữ sức.

Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ. Một lần nữa, nếu thấy không thể chạm bờ biển / đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu trợ giúp, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức.

Nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn, cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.

4. Uống aspirin khi lên cơn đau tim

Chỉ một viên aspirin có thể cải thiện cơ hội sống sót. Khi bị lên cơn đau tim, nên nới rộng quần áo bó chặt, nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, mở cửa sổ nếu phòng bạn không thông thoáng khí và gọi cấp cứu hoặc đến phòng cấp cứu nhanh chóng.

Nếu có đơn thuốc, hãy theo sự hướng dẫn BS của bạn. Trong trường hợp bạn đang uống Nitroglycerin, hãy gọi sự trợ giúp khi đau ngực kéo dài trên 15 phút và 3 liều Nitroglycerin không làm giảm đau ngực.

5. Chẩn đoán sốc nhiệt

Triệu chứng rõ ràng nhất của sốc nhiệt là chóng mặt và buồn nôn, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân gây nên hai triệu chứng này.

Để chẩn đoán chắc, hãy ăn một chút đồ ngọt như kẹo. Nếu thấy vị khó chịu thì đó là sốc nhiệt. Với người bị bệnh tim mạch, cần xác định nguyên nhân cần sớm càng tốt và gọi sự trợ giúp ngay lập tức.

6. Thủ thuật sơ cứu người bất tỉnh

Để đánh thức người bất tỉnh, hãy đặt họ nằm ngửa, nâng chân gập đầu gối lên ngang ngực. Điều này sẽ giúp máu di chuyển lên não và giúp nạn nhân tỉnh lại. 

Tuy nhiên trước đó cần xác định xem nạn nhân có bị thương ở chân hay thân thể không để tránh gây nguy hiểm thêm.

7. Sơ cứu khi bị rắn cắn

Tuyệt đối không hút độc ra như trong phim ảnh. Hãy chườm đá lạnh, gây điện giật, băng bó cố định tay chân bị rắn cắn. 

Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân...

8. Cứu người đuối nước

Sau khi bạn đã cứu được người đuối nước thì điều đó chưa có nghĩa là họ đã thoát hiểm. Hãy đưa họ đến bệnh viện ngay lập tức vì nếu không, người gặp nạn có thể tử vong trong vài ngày do còn nước trong phổi (chết đuối thứ cấp). 

9. Cách phá cửa kính ô tô khi gặp tai nạn

Nếu gặp tình huống mà bạn chỉ có thể thoát khỏi ô tô bằng các phá cửa, tốt nhất nên đập ở phần rìa kính thay vì trung tâm. 

Nếu có thể tháo gối tựa đầu trên ghế, bạn có thể dùng nó để phá kính. 

10. Hỏa hoạn do một chai nước

Xem thêm

Điều này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng ánh nắng chiếu trực tiếp qua chai nước lọc có thể gây hỏa hoạn do chai nước hoạt động như một thấu kính, tập trung nhiệt vào một điểm.

Do đó tốt nhất bạn không nên để chai nước trong ô tô, nhất là những nơi ánh nắng chiếu vào.

11. Nên luôn mang theo thuốc kháng histamin

Nếu bạn bỗng dưng bị dị ứng với một tác nhân mới mà trước đây chưa từng gặp phải, thuốc kháng histamin có thể giúp điều trị một số triệu chứng dị ứng (ho, ngứa, nổi mề đay...).

Khi bạn đi du lịch, thử ăn nhiều đồ lạ, tiếp xúc cây cối lạ, nên mạng theo thuốc kháng histamin vì sẽ có khi cần kíp.

12. Khi nước biển rút quá nhanh và xa bờ 

Khi thấy nước rút nhanh và bất ngờ trong thời gian không phải thủy triều xuống, cần chạy nhanh lên bờ. Nước rút nhanh là dấu hiệu của sóng thần. Nhiều người chết trong trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 là do họ đi ngắm bờ biển, nhặt cá và sò khi nước rút xuống nhanh.

Tuy nhiên cũng có những người nắm được sự thật này nên đã kịp thời cảnh báo, cứu mạng nhiều người khác trong trận sóng thần trên. Trong đó có cô bé 10 tuổi Tilly Smith (Anh) trong trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 và giáo viên sinh học John Chroston. 

13. Quy tắc số 3

Nếu bạn gặp nạn, hãy nhớ những con số về giới hạn chịu đựng của một người trung bình là:

- 3 phút không thở

- 3 giờ trong nhiệt độ cực cao

- 3 ngày không uống

- 3 tuần không ăn

Nắm được quy tắc này, bạn sẽ xác định được đâu là yếu tố cần ưu tiên và tỷ lệ sống sót cao hơn.

(Theo BS)

Xem thêm: Kỹ năng xử lý khi bị kẹt trong thang máy

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan