Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt với những cái 'bẫy' của cảm xúc, sự lười biếng hay cám dỗ. Dưới đây là một vài mẹo tâm lý giúp bạn kiểm soát cuộc sống của chính mình tốt hơn.
Hãy đối xử nhẹ nhàng với bản thân, học cách tha thứ cho những khuyết điểm, hạnh phúc với những thành công và đừng kết tội bản thân vì những sai lầm của bạn.
Bộ não của bạn không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn quyết định tâm trạng của bạn.
Khi bạn kết tội bản thân vì những sai lầm và khiếm khuyết, bộ não sẽ phải tìm một cách nào đó để giúp bạn thấy vui lên, và cách đơn giản nhất sẽ là một việc mà bạn đang cố tránh hoặc từ bỏ.
2. Đừng ham đồ miễn phí
Chắc hẳn bạn từng được mời dùng thử dịch vụ hay nhận quà miễn phí ở siêu thị, cửa hàng, tiệm cắt tóc,...
Nếu bạn muốn tránh tiêu tiền quá tay, tốt nhất bạn nên từ chối bất cứ thứ gì miễn phí.
Có thể bạn không nhận ra nhưng bộ não sẽ coi việc nhận một thứ nào đó miễn phí là một kiểu nợ cần phải trả - và bạn sẽ có cảm giác đang nợ điều gì đó.
Kết quả là bạn sẽ mua hàng một cách hào phóng hơn hoặc dễ dãi hơn khi thấy sản phẩm bị tăng giá.
3. Đọc càng nhiều sách càng tốt, nhưng hãy đọc từng chút một
Bạn thích đọc sách nhưng không có thời gian? Hãy đặt mục tiêu đọc một số trang nhất định mỗi ngày.
Khi bạn đọc sách, tâm trí bạn sẽ bị trì hoãn bởi suy nghĩ bạn còn phải đọc bao nhiêu mới xong cuốn sách.
Bộ não không thích những kế hoạch dài hơi vì nó sẽ phải tốn rất nhiều năng lượng.
Do đó để tránh sự trì hoãn, hãy đặt mục tiêu nhỏ như đọc 10 - 12 trang sách mỗi ngày.
Hãy cố gắng hình dung, tưởng tượng mong muốn của bạn - những kỹ năng bạn muốn có hoặc điều mà bạn mong sẽ xảy đến.
Hãy dành một chút thời gian trước khi đi ngủ để làm điều này.
Cũng giống như việc bạn rèn luyện cơ bắp khi nâng tạ, bộ não sẽ phản ứng với bài tập tưởng tượng này.
Nó sẽ giúp bạn có thêm động lực để đạt được ước mơ và rút ngắn con đường tới đó.
Tập luyện thể chất hoặc căng thẳng quá mức có thể khiến bạn nói nhiều hơn bình thường. Và trong những lúc đó, bạn rất dễ lỡ miệng tiết lộ một bí mật nào đó.
Nguyên nhân là do việc cố gắng vận động sức mạnh đã kích hoạt phản ứng "chiến-hay-chạy", làm tăng nhịp tim và nhịp thở.
Nó khiến bộ não cho rằng bạn đang gặp nguy hiểm và sẽ tìm mọi cách để giúp bạn đối phó.
Kết quả là bạn sẽ trở thành "miếng mồi ngon" cho ai đó đang muốn khai thác thông tin từ bạn.
Hãy nhỡ kỹ điều này nếu bạn đi tập cùng người quen nhé!
Nếu bạn thực sự muốn bảo vệ sức khỏe tinh thần thì hãy xóa bỏ tất cả những trò chơi trên smartphone được cho là giúp "phát triển trí não và khả năng tập trung", vì chúng không hề có tác dụng.
Chơi thể thao sẽ là cách giúp tăng cường máu lên não và kích thích bộ não hơn bất kỳ trò chơi nào trên điện thoại.
Khi bạn phải đối mặt với một thử thách phức tạp, hãy chia nhỏ thành những nhiệm vụ đơn giản, đễ quản lý hơn.
Cách này giúp bộ não của bạn ngừng suy nghĩ về những khó khăn phía trước, và chuyển sự tập trung cho việc giải quyết vấn dề theo từng bước.
Ví dụ, nếu bạn phải viết một báo cáo rất dài, hãy phân chia nó thành các phần hoặc các chủ đề lớn rồi xử lý từng mục một.
Bạn thích đi dạo cửa hàng, siêu thị nhưng thường khó cưỡng lại việc mua sắm tự phát? Nguyên nhân đơn giản là do dopamine, "hormone hạnh phúc".
Hormone này hoạt động ngay khi mắt bạn nhìn thấy thứ gì đó thú vị hoặc hấp dẫn. Khi bạn có thể chạm tay vào thứ đó thì dopamine sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Bạn cảm thấy máu dồn lên mặt, tim đập thình thịch, và trước khi bạn kịp nhận ra thì món đồ vô dụng đó đã nằm trong giỏ hàng của bạn.
Giải pháp rất đơn giản: hãy nhét tay vào túi và chỉ ngắm nhìn, tuyệt đối không chạm tay vào những món đồ không cần thiết.
Đây là mẹo đơn giản và thông minh để giúp bạn tránh ăn quá nhiều, kể cả khi đang dự bữa tiệc nào đó mà bạn không thể rời khỏi bàn ăn.
Hãy dẹp bát đĩa khỏi tầm nhìn của bạn hoặc dùng khăn giấy che lại. Như vậy bạn có thể giảm sự sản xuất dopamine.
Bộ não coi đồ ăn là phần thưởng chri khi bạn nhìn hoặc ngửi thấy nó.
Do đó thay vì cố gắng ngăn bản thân ăn thêm, bạn hãy dọn sạch bát đĩa của mình. Sự thèm ăn của bạn sẽ biến mất trong vài phút.
Đây là mẹo giúp bạn có giấc ngủ đủ, lành mạnh và yê bình hơn.
Việc giảm ánh sáng sẽ gửi tín hiệu đến bộ não rằng đã đến lúc để nghỉ ngơi. Não sẽ cho phép quá trình sản xuất melatonin bắt đầu, điều chỉnh nhịp sinh học.
Trao đổi chất trong cơ thể cũng chậm dần lại, các quá trình tâm thần sẽ chuyển sang "chế độ ngủ".
(Theo Bright Side)