3 sai lầm của cha mẹ khiến con càng bướng bỉnh hơn

Khi phải đối mặt với một đứa trẻ bướng bỉnh, các bậc phụ huynh có thể thấy bực tức. Nhưng bạn cần nhớ rằng, tất cả trẻ em đều có khuynh hướng bướng bỉnh một cách tự nhiên vì chúng chưa hoàn toàn nắm bắt được những quan điểm, góc nhìn khác.

Theo Nhà tâm lý học lâm sàng Rachelle Theise, mặc dù một số khía cạnh của tính bướng bỉnh nằm ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ, nhưng có một số thói quen nuôi dạy con vô tình khiến con trẻ bướng bỉnh hơn.

Tránh những thói quen này không chỉ giúp cha mẹ đối phó tốt hơn với những đứa trẻ bướng bỉnh mà còn giúp trẻ thành công trong tương lai.

Sai lầm 1: Từ chối chia sẻ quyền kiểm soát

cha me

Mặc dù đôi khi cha mẹ cần khẳng định quyền lực, nhưng việc từ bỏ quyền kiểm soát một cách có chiến lược đối với một số vấn đề nhất định có thể mang lại lợi ích cho tất cả về lâu dài bằng cách giảm bớt sự thất vọng của trẻ.

Nếu cha mẹ luôn cố gắng giành chiến thắng trong mọi cuộc đối đầu, điều đó có thể khiến trẻ chán nản và có xu hướng tranh giành quyền kiểm soát.

Theise khuyên cha mẹ nên để trẻ đóng góp ý kiến với một số quyết định, vì điều này có thể làm trẻ nghe lời hơn khi cần có sự kiểm soát của cha mẹ.

Lựa chọn trận chiến một cách khôn ngoan và sẵn sàng đàm phán có thể thúc đẩy cảm giác được trao quyền ở trẻ em mà không dẫn đến những xung đột không cần thiết.

Sai lầm 2: Không đồng cảm

Sẽ có những lúc quyết định của cha mẹ là không thể thương lượng. Trong những tình huống như vậy, cha mẹ vẫn có thể truyền đạt sự đồng cảm bằng cách thừa nhận và xác nhận cảm xúc của con cái.

Cách tiếp cận này giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu ngay cả khi chúng không được làm theo cách của mình.

Hãy cho con các cơ hội trong tương lai để thực hiện quyền tự quyết trong các tình huống tương tự, để con được điều chỉnh cảm xúc và đưa ra quyết định.

Điều này giúp trẻ cảm thấy được kiểm soát, giảm hành vi bướng bỉnh phát sinh từ các cuộc tranh giành quyền lực.

Cha mẹ cũng có thể gắn nhãn các quyết định mà trẻ không được tham gia là "quyết định ưu tiên" hoặc "quyết định nguy hiểm" để nhắc nhở trẻ rằng con phải tuân thủ trong những tình huống này.

Sau đó, khi cảm xúc của con đã lắng xuống, hãy giải thích lý do đằng sau những quyết định của bạn.

Sai lầm 3: Làm gương xấu về tính thiếu linh hoạt

Trẻ em quan sát và tiếp thu hành vi của những người lớn xung quanh chúng. 

Nếu cha mẹ làm gương cho con về tính linh hoạt và khả năng thích ứng trong các tình huống khác nhau, trẻ có thể học được những bài học quý giá về cách đối phó với sự thất vọng và những thay đổi bất ngờ.

Bằng cách chấp nhận rằng sự thay đổi là một phần tự nhiên của cuộc sống và có thể dẫn đến những cơ hội mới, trẻ học cách đối phó tốt hơn với những chuyển đổi và thử thách.

Nuôi dưỡng tính linh hoạt ở trẻ em và hướng dẫn chúng hiểu rằng cuộc sống có nhiều sắc thái là cách giúp chúng đối diện với các tình huống phức tạp và tránh xa khỏi tính bướng bỉnh.

(Theo Fatherly)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính