Ung thư phổi là gì?
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm khi các tế bào trong cơ thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi các tế bào ung thư xuất hiện ở phổi, nó được gọi là ung thư phổi.
Nó bắt nguồn từ phổi và lan sang các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác như não.
Ung thư phổi thường được chia thành hai loại chính đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ. Theo đó, chúng sẽ được điều trị theo nhiều cách khác nhau.
Những nguy cơ gây ra ung thư phổi là gì?
-
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Ví dụ như ở Mỹ, thói quen hút thuốc có liên quan đến khoảng 80-90% các trường hợp tử vong do ung thư phổi.
Ít ai biết rằng, khói thuốc lá là hỗn hợp độc hại của hơn 7.000 hóa chất, trong đó có nhiều chất độc gây ra ung thư ở người và động vật.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 15 đến 30 lần so với những người không hút thuốc. Thậm chí, hút một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc chỉ thỉnh thoảng hút thuốc đôi khi cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Hút thuốc lá càng lâu, nguy cơ ung thư phổi càng cao.
Những người bỏ hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn so với việc họ tiếp tục hút thuốc, nhưng nguy cơ mắc bệnh của họ cao hơn so với những người không bao giờ hút thuốc lá.
Ngoài ra, hút thuốc lá có thể gây ung thư ở hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Nó có thể gây ung thư miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng, gan, tuyến tụy, thanh quản, khí quản, phế quản, thận, bàng quang, cổ tử cung, và gây ra bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Hút thuốc thụ động và các hóa chất độc hại trong thuốc lá có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai và hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chúng cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi ở những người không hút thuốc ở tuổi trưởng thành.
Khi một người hít phải khói thuốc, nó cũng giống như người đó đang hút thuốc. Vì vậy, những người hút thuốc thụ động vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi như thường.
-
Do chất radon
Chất radon là loại khí tự nhiên không thể nhìn thấy, nêm nếm, không thể ngửi được. Nó có thể được tìm thấy từ đá, bụi bẩn, trong các ngôi nhà, tòa nhà cao tầng, các công trường làm việc...
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), radon có thể gây ra khoảng 20.000 trường hợp ung thư phổi mỗi năm và trở thành nguyên nhân đứng thứ hai sau thuốc lá gây nên ung thư phổi.
Cứ 15 ngôi nhà thì có một ngôi được cho là có nồng độ radon cao. EPA khuyến nghị các gia đình có thể thử nghiệm ra don và tìm cách giảm thải lượng radon để giảm nguy cơ bệnh phổi.
-
Do tiền sử gia đình
Nếu đã từng mắc ung thư phổi, nguy cơ cao tái phát bệnh là điều có thê xảy ra, đặc biệt đối với những người thường xuyên hút thuốc.
Nguy cơ ung thư phổi còn cao hơn nếu trong gia đình bạn có người mắc căn bệnh nguy hiểm này. Bởi vì người thân bị ung thư phổi có thể nghiện thuốc lá, nhiễm chất radon hoặc các chất hóa học khác từ môi trường sống, nơi bạn đang ở. Điều đó khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người khác.
-
Các chất hóa học khác
Một số chất hóa học được tìm thấy ở một vài công trường có khả năng tăng nguy cơ ung thư phổi. Đó có thể là amiăng, asen, khí thải diesel,một số dạng silica, và crôm. Khi nhiễm một số chất này, nguy cơ mắc ung thư phổi thậm chí còn cao hơn so với những người hút thuốc.
-
Dinh dưỡng
Các nhà khoa học đang nghiên cứu rất nhiều thực phẩm khác nhau và các thực phẩm bổ sung để kiểm tra xem liệu chúng có làm thay đổi nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi hay không. Vẫn có nhiều điều chúng ta cần khám phá.
Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra rằng những người hút thuốc uống các thực phẩm bổ sung (hay còn gọi là thực phẩm chức năng) giàu beta-carotene làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Ngoài ra, uống nhiều nước chứa asen cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Triệu chứng ung thư phổi
Ho và đau ngực có thể là triệu chứng thường gặp nhất của ung thư phổi. Nhưng biểu hiện mỗi người thường không giống nhau. Một số bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, một số khác lại không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi đi khám. Một số triệu chứng điển hình có thể gặp phải khi bị ung thư phổi đó là:
- Ho dai dẳng và ho ngày càng tăng
- Đau ngực
- Khó thở
- Thở khò khè
- Ho ra máu
- Mệt mỏi kéo dài
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
Liệu có cách nào giảm nguy cơ ung thư phổi hay không?
Các chuyên gia y tế cho rằng, để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Không hút thuốc lá: Như đã đề cập ở trên, thuốc lá nguyên nhân chính gây ra tử vong ở những người ung thư phổi ở Hoa Kỳ và có thể ở tất cả các nước trên thế giới. Thêm vào đó, không nên hít khói thuốc, nên tránh xa những nơi có nhiều người hút thuốc.
- Kiểm tra nồng độ radon nơi bạn ở và làm việc là rất cần thiết.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây ung thư: Hãy cẩn trọng với nơi làm việc của bạn, đặc biệt là những công trường có thể có những chất ung thư. Bên cạnh đó, các văn phòng ở tòa nhà cao có thể trồng cây xanh để hút khí độc
- Kiểm tra sức khỏe đinh kỳ nếu có tiền sử gia đình bị ung thư phổi
Đối tượng sàng lọc ung thư phổi là ai?
Xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi là chụp cắt lớp điện toán liều thấp, hay còn gọi là chụp CT hay LDCT. Quá trình kiểm tra này diễn ra nhanh và không gây đau đớn. Nhưng những ai thích hợp với việc sàng lọc ung thư phổi này?
- Những người nghiện thuốc lá nặng
- Những người đang hút thuốc hoặc thậm chí đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây.
- Những đối tượng từ độ tuổi 55-80, kể cả những người không hút thuốc nhưng có thể hít phải khói thuốc từ những người xung quanh.
- Xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi chỉ nên dành cho những người trưởng thành có nguy cơ cao mắc bệnh.
Rủi ro khi sàng lọc ung thư phổi
- Xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi có thể cho kết quả dương tính trong khi đó người ta không bị ung thư. Đó gọi là kết quả dương tính giả. Nó có thể dẫn đến các xét nghiệm hoặc phẫu thuật theo dõi không cần thiết và có nhiều rủi ro hơn.
- Rủi ro thứ hai đó là nó có thể tìm thấy các trường hợp ung thư có thể không nguy hại cho bệnh nhân. Điều đó dẫn đến việc chẩn đoán quá mức và không cần thiết.
- Bức xạ từ các xét nghiệm LDCT lặp lại nhiều lần có thể gây ung thư ở những người khỏe mạnh.
- Đó là lý do vì sao sàng lọc ung thư phổi chỉ được khuyến nghị dành cho người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh mà thôi.
Các loại ung thư phổi
Có hai loại chính của ung thư phổi đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và tế bào không nhỏ. Loại thứ hai thường phổ biến hơn loại thứ nhất.
Nếu bạn bị ung thư phổi (đặc biệt là ung thư phổi không phải tế bào nhỏ), bác sĩ có thể chạy biểu tượng thử nghiệm để tìm hiểu xem bạn có thay đổi gen (đột biến gen) hay không. Kết quả của các xét nghiệm này giúp bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.
Các giai đoạn phát triển của ung thư phổi
Khi được chẩn đoán bị ung thư phổi, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm khác để tìm hiểu bệnh đã tiến triển đến đâu. Loại và giai đoạn phát triển ung thư phổi sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi
Phương pháp điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào loại ung thư phổi đó và giai đoạn phát triển của bệnh như thế nào. Những bệnh nhân ung thư phổi tế bào không nhỏ có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, phương pháp trị liệu nhắm mục tiêu hoặc kết hợp các phương pháp lại với nhau. Với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ thường được điều trị bằng xạ trị và hóa trị.
- Phẫu thuật: Là thủ thuật bác sĩ cắt bỏ mô ung thư
- Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc đặc biệt để thu nhỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Đó có thể là thuốc uống hoặc thuốc tiêm trong tĩnh mạch, hoặc sử dụng cả hai phương pháp.
- Xạ trị: Sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt ung thư.
- Trị liệu nhắm mục tiêu: Sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Có thể là thuốc uống hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch.
Khi điều trị ung thư phổi, sẽ có sự phối hợp của các chuyên gia về bệnh phổi. Chẳng hạn như bác sĩ phẫu thuật là những người có tay nghề cao trong phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực có chuyên môn phẫu thuật ngực, tim, phổi. Bác sĩ ung thư là những người điều trị ung thư bằng thuốc. Bác sĩ ung thư bức xạ chuyên điều trị ung thư bức xạ.
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Ung thư phổi: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].