Giá trị dinh dưỡng
Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng cho 100 gram ngô vàng luộc:
- Calo: 96
- Nước: 73%
- Protein: 3,4 gram
- Carbs: 21 gram
- Đường: 4,5 gram
- Chất xơ: 2,4 gram
- Chất béo: 1,5 gram
Lợi ích sức khỏe
Ăn ngô thường xuyên mang lại một số lợi ích sức khỏe.
Sức khỏe mắt
Thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể là một trong những vấn đề mắt phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân gây ra mù lòa.
Vì nhiễm trùng và tuổi già là một trong những nguyên nhân chính của những bệnh này nhưng dinh dưỡng cũng có thể đóng một vai trò quan trọng.
Chế độ ăn uống bổ sung chất chống oxy hóa, đáng chú ý là carotenoids như zeaxanthin và lutein, có thể tăng cường sức khỏe mắt.
Cả 2 chất chống oxy hóa này đều chiếm phần lớn trong ngô, chúng chiếm đến 70% trong tổng lượng carotenoids.
Tuy nhiên, mức độ của chúng thường thấp trong ngô trắng.
Nồng độ cao của các carotenoid trong máu có liên quan mạnh mẽ đến việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Một nghiên cứu ở 35 người trung niên và cao tuổi cho thấy giảm 43% nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở những người có lượng carotenoids cao nhất.
Giảm nguy cơ thiếu máu
Ngô rất giàu vitamin B12, axit folic và sắt giúp sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Nó giúp giảm nguy cơ thiếu máu, bằng cách cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu mới.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 cốc ngô thô chứa 125 calo, 27 g carbohydrate, 4 g protein, 9 g đường, 2 g chất béo và 75 mg sắt.
Tăng cường năng lượng
Nếu bạn thường tập thể dục, hãy đưa ngô vào bữa ăn thường xuyên hơn. Ngô chứa carbohydrate phức tạp được tiêu hóa ở tốc độ chậm hơn, từ đó cung cấp năng lượng trong thời gian dài hơn.
Một cốc ngô mang lại khoảng 29 gram carbs không chỉ cung cấp năng lượng mà còn đảm bảo hoạt động đúng của não và hệ thần kinh.
Cải thiện làn da
Ngô chứa vitamin C và chất chống oxy hóa lycopene làm tăng sản xuất collagen và ngăn chặn các gốc tự do tạo ra tia cực tím gây hại cho da.
Bên cạnh việc ăn, các sản phẩm của ngô như: dầu ngô, tinh bột ngô có thể được bôi trực tiếp lên da và thường được sử dụng như một thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm.
Phòng chống bệnh túi thừa
Bệnh túi thừa là một tình trạng đặc trưng bởi các túi phình ra từ đại tràng. Các triệu chứng chính là chuột rút, đầy hơi và chảy máu, nhiễm trùng.
Một nghiên cứu kéo dài 18 năm ở 47.228 người cho thấy bỏng ngô trên thực tế có thể bảo vệ chống lại bệnh túi thừa. Những người đàn ông ăn nhiều bỏng ngô có nguy cơ mắc bệnh túi thừa ít hơn 28% so với những người có lượng ăn thấp nhất.
Nhược điểm tiềm năng
Giảm hấp thụ khoáng chất
Giống như tất cả các loại ngũ cốc, ngô nguyên hạt có chứa axit phytic.
Axit phytic làm suy yếu sự hấp thụ các khoáng chất như sắt và kẽm trong chế độ ăn uống.
Ngâm và lên men ngô có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit phytic.
Độc tố nấm mốc
Một số hạt ngũ cốc và các loại đậu dễ bị nhiễm nấm. Nấm sản sinh ra nhiều độc tố khác nhau, được gọi là mycotoxin, được coi là một mối quan tâm sức khỏe đáng kể.
Các loại độc tố chính của mycotoxin trong ngô là fumonisin, aflatoxin và trichothecenes.
Không dung nạp gluten
Không dung nạp gluten hoặc bệnh celiac là một tình trạng phổ biến gây ra bởi phản ứng tự miễn dịch với gluten trong lúa mì, lúa mạch.
Các triệu chứng không dung nạp gluten bao gồm mệt mỏi, đầy hơi, tiêu chảy và giảm cân.
Đối với hầu hết những người mắc bệnh celiac, các triệu chứng biến mất trong chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không có gluten.
Ngô cũng đã được báo cáo là một tác nhân gây ra triệu chứng ở những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc không dung nạp FODMAP.
Nói chung, ngô là một trong những loại ngũ cốc được tiêu thụ rộng rãi nhất. Là một nguồn carotenoids chống oxy hóa tốt, ngô vàng có thể thúc đẩy sức khỏe của mắt. Nó cũng là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất.
Vì lý do này, ăn vừa phải ngô nguyên hạt, chẳng hạn như bỏng ngô hoặc ngô ngọt có thể là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh.