Chị Silvia Park, 49 tuổi, đã làm mẹ của ba đứa trẻ, một trong số đó là người chuyển giới thuộc cộng đồng LGBT.
Tháng 12/1027, chị Silvia đọc được thông tin một phụ nữ sinh ra không có tử cung đã sinh con thành công tại Trung tâm Y tế Đại học Baylor ở Dallas, bang Texas, nhờ phương pháp cấy ghép tử cung. Trường hợp này cũng tương tự với một người chuyển giới nữ, trước kia họ sẽ không bao giờ có thể có khả năng thụ thai được.
Ngay lúc ấy, trong đầu chị Silvia chợt lóe lên một ý tưởng: "Tôi nghĩ phương pháp này có thể giúp người chuyển giới nữ (từ đàn ông trở thành phụ nữ) có cơ hội sinh con của chính họ".
Mặc dù biết rằng hiện nay, phương pháp cấy ghép tử cung chưa được thực hiện cho người chuyển giới nữ, chị Silvia vẫn quyết định hiến tặng tử cung của mình cho các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu.
Chia sẻ với tờ Cosmopolitan, chị Silvia đã kể lại câu chuyện khi biết con mình là người đồng tính.
"5 năm trước, khi tôi đang trên xe cùng với đứa con gái 16 tuổi của mình, bỗng nó quay sang và bảo tôi rằng: "Mẹ ơi, con là con trai". Câu nói của nó khiến tôi bị sốc đến mức không thốt nên lời.
Nhưng cũng ngay lúc đó, tôi biết rằng mình và chồng sẽ ủng hộ con đến cùng, để cho nó trở thành một người đàn ông chuyển giới theo đúng nguyện vọng.
Vài này sau, tôi gia nhập nhóm PFLAG (Bố mẹ, gia đình và bạn bè của người đồng tính), chuyên hỗ trợ và ủng hộ cộng đồng LGBT. Bây giờ con trai đã 21 tuổi, tôi vẫn luôn tìm hiểu các tiến bộ y học để giúp đỡ nó và góp sức nâng cao chất lượng cuộc sống của những người chuyển giới".
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác số người chuyển giới ở Mỹ. Đại học California ở Los Angeles ước tính có khoảng 0,7% thanh thiếu niên là người chuyển giới. Theo nghiên cứu của Đại học Minnesota, người chuyển giới và giới tính không xác định chiếm 3% trong số học sinh học lớp 11.
Chị Silvia không hề biết rằng con mình nằm trong số đó, nhưng cả gia đình của chị đều không ngần ngại ủng hộ con và tham gia vào cộng đồng người chuyển giới.
Tất cả các ca cấy ghép đều rất phức tạp và có rủi ro cao, đặc biệt là đối với người tiếp nhận. Người nhận phải uống các loại thuốc ức chế miễn dịch nhằm đảm bảo cơ thể họ không đào thải bộ phận mới được cấy ghép.
Dù làm như vậy có thể tăng khả năng mang thai, nhưng đồng thời cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí phát triển ung thư.
Người tiếp nhận phải bắt đầu được điều trị trước khi tiến hành cấy ghép và buộc phải sử dụng thuốc trong suốt quá trình thụ tinh nhân tạo, 9 tháng mang thai và đến tận khi đã sinh con xong, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tử cung.
Cơ hội thành công của pha cấy ghép khá thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều và làm mất nhiều thời gian của người tiếp nhận.
Chị Silvia đã hoàn thành phẫu thuật cắt bỏ tử cung và ống dẫn trứng, tuy nhiên, buồng trứng của Silvia vẫn được giữ lại nhằm đảm bảo duy trì các hormones cho sinh hoạt bình thường. Buồng trứng hiện tại sẽ không rụng trứng và chị Silvia cũng sẽ không có kinh nguyệt nữa.
Những quyết định của chị được chồng ủng hộ. Anh cùng vợ tham gia nhiều chương trình ủng hộ cộng đồng LGBT.
Sau cuộc phẫu thuật, chị Silvia chia sẻ: "Tôi vẫn sẽ tiếp tục sống vui vẻ, tử cung cho tôi thiên chức làm mẹ sẽ gửi đến một phụ nữ khác, cho họ cơ hội được làm mẹ giống như tôi".
Kim OanhBạn đang xem bài viết Người phụ nữ được chồng ủng hộ hiến tử cung cho người chuyển giới và lý do xúc động đằng sau tại chuyên mục LGBT của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].