Sụp mí mắt, khó nhai, yếu cơ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm cần đi khám sớm

Sụp mí mắt, khó nhai nuốt, yếu cơ, mỏi cơ... là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nhược cơ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

1. Bệnh nhược cơ là gì?

BS.CKII Võ Đôn (Khoa Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, bệnh nhược cơ (hay yếu cơ, Myasthenia Gravis) là bệnh lý tự miễn xuất hiện do hệ thống miễn dịch tấn công chính nó, làm gián đoạn kết nối giữa dây thần kinh và cơ (nơi tiếp hợp thần kinh - cơ).

Các kháng thể trong máu ngăn chặn hoặc phá hủy nhầm các tế bào thụ thể cơ, dẫn đến có ít sợi cơ, gây co cơ.

Các cơ sẽ bị mỏi và yếu nặng hơn trong ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh nhược cơ? 

benh-nhuoc-co-01

heo Vinmec, triệu chứng đặc trưng của bệnh lý nhược cơ là yếu, liệt các cơ trong cơ thể, biểu hiện như sau:

  • Yếu cơ vùng đầu mặt cổ: sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, liệt mặt, nuốt khó, nhai khó, đùn nước bọt, thay đổi giọng nói, đầu thường rũ xuống, nét mặt thường buồn rầu, mệt mỏi.

  • Yếu cơ tay chân, trong những cơn nhược cơ bệnh nhân thậm chí không nhấc được tay lên.

  • Yếu các cơ hô hấp: khó thở, suy hô hấp cấp.

Các triệu chứng yếu cơ thường xuất hiện vào cuối ngày, hoặc sau khi vận động nhiều và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Các cơ thường bị ảnh hưởng một bên, không đối xứng, và có các biểu hiện rối loạn khác nhau. Phản xạ thần kinh và cảm giác của người bệnh thường không bị tổn thương.

3. Bệnh nhược cơ thường tấn công ai?

Bệnh nhược cơ tuy không phải là bệnh phổ biến, với tỷ lệ là 0.5/100.000 người, song có thể ảnh hưởng đến cả 2 giới ở mọi lứa tuổi. Phổ biến nhất là ở phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới từ 60 tuổi trở lên.

Những người có tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh lý tuyến ức hoặc mắc bệnh nhược cơ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh lý nhược cơ tiến triển theo từng giai đoạn, nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nặng như: yếu liệt cơ toàn thân, gây suy hô hấp, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trọng điểm của cơ thể,...

4. Phòng ngừa bệnh nhược cơ

Empty

Bệnh nhược cơ đến nay được xem là một bệnh lý tự miễn, tùy thuộc vào cơ địa từng người. Vì vậy không có biện pháp nào có hiệu quả giúp phòng tránh được bệnh.

Các biện pháp giúp duy trì một sức khỏe tốt cần được áp dụng, bao gồm:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Đu đủ và chuối là hai loại quả giúp bổ sung kali, cần cho hoạt động của cơ.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh

  • Đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường.

Đối với những người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh nhược cơ ghi nhớ các biện pháp sau:

  • Bổ sung kali, có thể bằng cách ăn chuối, đu đủ vì thiếu kali làm cho tình trạng yếu liệt cơ nặng nề hơn.

  • Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng trong quá trình điều trị bệnh nhược cơ với các thuốc làm suy giảm miễn dịch.

  • Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, hay dùng thêm các loại thuốc khác không có trong sự chỉ định của bác sĩ.

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.

  • Khi có các cơn nhược cơ tiến triển, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý.

5. Điều trị bệnh nhược cơ

Bác sĩ Võ Đôn cho biết, có nhiều phương pháp điều trị để giúp người bệnh giảm yếu cơ. Thuốc điều trị nhược cơ giúp chống lại hoặc làm gián đoạn tổn thương vị trí tiếp hợp thần kinh - cơ bởi hệ miễn dịch.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức được khuyến nghị ở những bệnh nhân nhược cơ có khối u tuyến ức. Thay huyết tương cũng được dùng trong điều trị bệnh nhược cơ, nhằm loại bỏ các kháng thể có hại trong máu…

Hoàng Nguyên (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính