Đột quỵ ập đến rất nhanh: 6 dấu hiệu, 5 bước sơ cứu, 4 cách phòng ngừa ai cũng cần biết

Đối với người bị đột quỵ, cứ mỗi phút trôi qua sẽ có thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh chết đi. Cần nhận biết các dấu hiệu và sơ cứu kịp thời cho người bị đột quỵ một cách nhanh nhất bởi mất thời gian là nguy cơ "mất mạng”.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có 13 triệu người bị đột quỵ, với con số tử vong lên đến 5,5 triệu người.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khuyến cáo 6 dấu hiệu, 5 bước sơ cứu, 4 cách phòng ngừa đột quỵ ai cũng cần biết.

6 dấu hiệu cần nghĩ ngay tới đột quỵ

Empty
  1. Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị kéo lệch, cười méo mó.
  2. Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể.
  3. Nhức đầu dữ dội hoặc chóng mặt đột ngột, không thể ngồi hay đứng lên được.
  4. Đột ngột mất thị lực, mờ mắt, nhìn không rõ.
  5. Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ.
  6. Suy yếu nhận thức và khả năng suy nghĩ, không thể diễn đạt, cảm giác mơ hồ.

Người bị đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ thiếu máu não nếu được cấp cứu sớm trong khoảng 3 - 4,5 giờ sau khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ, sẽ giảm được nguy cơ tử vong cũng như hạn chế tối đa các di chứng của thiếu máu não như yếu liệt.

5 bước thực hiện sơ cứu cho các trường hợp mắc đột quỵ

Empty
  1. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
  2. Kiểm tra nhịp thở của người bệnh. Nếu không thấy nhịp thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.
  3. Đặt người bệnh nằm nghiêng, nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ thở hơn. Tuyệt đối không đưa bất cứ gì vật gì vào miệng người bệnh.
  4. Nếu bệnh nhân ngừng tim, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh.
  5. Bình tĩnh khuyên nhủ và trấn an người bệnh. Quan sát để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở người bệnh, ghi nhớ biểu hiện, có hay không bị té ngã, đập đầu… của người bệnh để cung cấp cho nhân viên y tế.

4 cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Empty
  1. Tập thể dục giúp tăng cường khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể cũng như cải thiện sự tuần hoàn máu, làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch.
  2. Tránh thừa cân, béo phì và kiểm soát cholesterol.
  3. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích.
  4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ cũng như bệnh lý liên quan đến đột quỵ. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
H.N.

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính