Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức từ ngày 15/11 đến 15/12 hàng năm trên phạm vi toàn quốc.
Việt Nam là quốc gia đạt nhiều thành tựu về bình đẳng giới như xếp thứ 68 trong 166 nước về chỉ số phát triển giới.
Những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ, trẻ em gái trong mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, bạo lực trên cơ sở giới vẫn là một thách thức to lớn ở Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đề nghị, để giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới, việc ban hành các chính sách, pháp luật phải đi đôi với trách nhiệm và nỗ lực của các cơ quan chức năng triển khai trong thực tế.
Bên cạnh đó, phải chú trọng việc chia sẻ kiến thức, kỹ năng và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan truyền thông trong việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại.
Dưới đây là infographic về nhận diện các hành vi bạo lực đối với phụ nữ:
Thu Hương
Bạn đang xem bài viết Bạo lực đối với phụ nữ gồm những hành vi gì? tại chuyên mục Giới & Phát triển của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].