Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột, lúc nắng lúc mưa, phấn hoa, khói bụi được xem là các yếu tố nguy cơ góp phần dẫn đến triệu chứng nghẹt mũi, chảy dịch mũi, hắt hơi,… chuyển nặng.
Vì vậy, mọi người lưu ý một số phương pháp sau đây để bảo vệ cơ thể:
1. Giữ ấm cơ thể: mặc đồ dày, ấm, tắm nước ấm.
2. Vệ sinh sạch và đúng cách vùng mũi họng với dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch rửa mũi,…
3. Tăng độ ẩm không khí trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương.
4. Sử dụng một số thuốc từ thảo dược tăng độ ấm cho cơ thể: trà gừng, trà tía tô, tỏi, hành,…(chỉ dành cho những đối tượng có biểu hiện hàn chứng: ớn lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh,…).
5. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng quá nhiều rượu bia, nước có cồn, có ga, nước đá lạnh, chế độ ăn nhiều dầu mỡ,…
6. Uống đủ nước 2 lít/ ngày.
7. Bổ sung một số vitamin tăng cường sức đề kháng và nghỉ ngơi hợp lý.
8. Chườm ấm, bấm huyệt tại các vùng xoang để giảm đau, giảm nghẹt mũi.
9. Tham khảo ý kiến chuyên gia khi các triệu chứng trở nặng.
ThS BS. Lê Ngô Minh Như
Phòng khám Ngũ Quan (Tai mũi họng - Mắt), Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 3
Bạn đang xem bài viết Bác sĩ chỉ 9 cách giảm triệu chứng viêm mũi xoang trong mùa xuân tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].