Trầm cảm bắt đầu được giới y khoa chú ý từ thế kỉ XVIII, tuy nhiên cho đến gần đây, bệnh mới bắt đầu bùng phát mạnh mẽ và được mệnh danh như một “sát thủ giấu mặt”.
Trầm cảm bắt đầu được giới y khoa chú ý từ thế kỉ XVIII, tuy nhiên, cho đến gần đây, bệnh mới bắt đầu bùng phát mạnh mẽ và được mệnh danh như một “sát thủ giấu mặt”. Điều trị trầm cảm vấp phải nhiều khó khăn vì có thể gây ra tác dụng phụ. Bởi vậy, xu hướng sử dụng thảo dược như Kim Thần Khang đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
WHO định nghĩa trầm cảm là gì?
Ở Việt Nam, số người mắc trầm cảm đang tăng nhanh chóng mặt. Theo thống kê, năm 2000 có khoảng 2,47 % dân số bị trầm cảm nhưng đến nay tỉ lệ này đã tăng lên 3% dân số, bệnh không phân biệt lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Đây là một vấn đề rất đáng báo động nhưng phần lớn mọi người đều chưa có những hiểu biết thực sự về căn bệnh này.
Theo WHO: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung”.
“Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hằng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý".
Buồn bã, chán nản là biểu hiện của trầm cảm
Nguyên nhân gây nên trầm cảm
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra trầm cảm vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hoá, tình huống xã hội, quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong (di truyền, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu hoặc do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormone,…).
Một số các yếu tố nguy cơ, gây khởi phát trầm cảm có thể bao gồm: sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ trong hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng, có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lý đau mạn tính,…
Những triệu chứng chẩn đoán bệnh trầm cảm
Trầm cảm thường đến rất lặng lẽ và mơ hồ, phần lớn các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo từng người, từng giới tính, độ tuổi, không ai giống ai. Vậy phải căn cứ vào những dấu hiệu nào để xác định bạn có mắc trầm cảm hay không?
Để chẩn đoán một người mắc trầm cảm, các bác sĩ sẽ căn cứ theo hệ thống phân loại bệnh DSM-V. Theo bảng phân loại này, người được cho là bị trầm cảm khi có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau đây, kéo dài trong ít nhất 2 tuần:
Ngoài những triệu chứng kể trên, có thể có một số khác biệt theo giới tính, độ tuổi. Trẻ nhỏ trầm cảm có biểu hiện buồn bã, khó chịu, thất vọng. Thanh thiếu niên có các biểu hiện như lo lắng, hay cáu giận, ngại giao tiếp. Ở người trưởng thành thể hiện qua một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, không hài lòng với mọi thứ, thích ngồi lì trong nhà; thông thường nam giới bị trầm cảm không có sự yếu đuối, đa sầu đa cảm như phụ nữ mà ngược lại, họ có thể trở nên bạo lực hơn…
Khi có những triệu chứng đó, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và để được điều trị, tránh để mọi việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Điều trị trầm cảm như thế nào?
Đối phó với căn bệnh trầm cảm thực sự như là một “cuộc chiến trường kỳ”, có thể kéo dài vài tháng đến vài năm. Với những trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng các phương pháp tâm lý trị liệu như đối thoại, tập thể dục, thư giãn nghỉ ngơi, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và kết hợp với một số thảo dược giúp giảm lo âu, căng thẳng. Trong trường hợp trầm cảm vừa và nặng, cần thiết phải kết hợp hỗ trợ điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm thuộc các nhóm khác nhau, bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống trầm cảm thế hệ mới… Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý các thuốc chống trầm cảm này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, một số loại làm tăng nguy cơ tự tử và phần lớn chúng đều gây lệ thuộc thuốc. Bởi vậy, khi hỗ trợ điều trị trầm cảm, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngưng thuốc.
Trong thực hành lâm sàng, để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị và giảm tái phát, các bác sĩ thường lựa chọn kết hợp nhiều nhóm thuốc chống trầm cảm với nhau hoặc kết hợp với các loại thuốc khác.
Kết hợp thảo dược thiên nhiên – một giải pháp tối ưu trong hỗ trợ điều trị trầm cảm
Bởi tính an toàn và hiệu quả, rất nhiều chuyên gia đã lựa chọn sử dụng các thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị trầm cảm. Một loại thảo dược giúp giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần, giảm trầm uất, mất ngủ được các thầy thuốc đông y sử dụng hơn 2000 năm qua đó là hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan).
Vị thuốc hợp hoan bì đúng như tên gọi của nó, có thể giúp người trầm cảm lấy lại một tâm trạng vui vẻ, hoan hỉ; bởi thế mà nó được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị cho người trầm cảm.
Để tăng cường tác dụng, ngày nay hợp hoan bì đã được kết hợp cùng các thảo dược quý khác như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân trong viên nén thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
Sản phẩm có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu, giúp phòng ngừa, làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị trầm cảm. Kim Thần Khang không gây tương tác nên có thể kết hợp với các thuốc chống trầm cảm theo toa để tăng tác dụng thuốc và giảm tái phát.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang giúp tăng cường sức khỏe tâm - thần kinh
Giải thưởng danh giá do người tiêu dùng bình chọn
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng "Top 100 – Sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em" và “Thương hiệu gia đình tin dùng” nhiều năm liền.
Để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh hay sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hoàng Hà