1. Suy giảm chức năng thận
Trầm cảm ảnh hưởng cả những người mắc bệnh thận mãn tính và những người có thận khỏe mạnh. Nó cũng tăng tốc sự phát triển của bệnh.
Một trong những nguyên nhân có thể là do sự gia tăng của các protein gây viêm kích hoạt quá trình tự miễn dịch.
2. Các vấn đề đường tiêu hóa
Bộ não của chúng ta được kết nối chặt chẽ với đường tiêu hóa. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến các cơn co thắt và nhu động trong đường tiêu hóa. Và những người đã có vấn đề với đường tiêu hóa có thể cảm thấy đau bụng hơn.
3. Bệnh tiểu đường
Trầm cảm làm tăng nồng độ hormone căng thẳng và do đó, chúng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và kháng insulin.
Ngược lại, những người mắc bệnh tiểu đường cũng có khả năng bị trầm cảm cao hơn.
4. Nguy cơ đau tim
Người bị trầm cảm có khả năng bị tăng huyết áp và tăng nhịp tim, dẫn tới bệnh tim. Các hormone căng thẳng cũng có thể có tác động tiêu cực đến tim.
5. Vấn đề về mạch máu
Tăng huyết áp làm giảm lưu lượng máu trong mạch, làm mạch máu co lại và giòn yếu hơn.
Điều này làm hư tổn các mạch máu, khiến chúng không thể mang đủ chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào và mô.
6. Đau lưng
Lý do phổ biến gây đau lưng là do tư thế xấu và yếu cơ. Nhưng bên cạnh đó, trầm cảm có thể gây ra những cơn đau lưng mãn tính. Điều này xảy ra là do phản ứng của cơ thể với chứng trầm cảm.
7. Đau đầu và các vấn đề về trí nhớ
Trầm cảm có thể gây mất trí nhớ ngắn hạn và lú lẫn. Tình trạng này khiến người bệnh hay quên và ức chế khả năng tập trung.
Trầm cảm cũng có thể gây đau đầu kinh niên, được gọi là "đau đầu do căng thẳng". Nó xuất hiện dưới dạng xung động nhẹ chủ yếu xung quanh lông mày.
8. Viêm khớp
Trầm cảm có thể gây viêm khớp và ngược lại. Tác nhân chính là chứng viêm gây ra do các bệnh này.
Trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến tiến trình và làm trầm trọng thêm hậu quả của bệnh viêm khớp.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 tác động tiêu cực của trầm cảm với cơ thể tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].